Viêm gan là tình trạng tổn thương tại gan, đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào bị viêm trong mô gan. Ảnh: CDC. |
Viêm gan C là một bệnh phổ biến gây ra bởi virus HCV. Viêm gan C mạn tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan và ung thư gan nguyên phát. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp viêm gan C không có triệu chứng, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị.
Có nhiều loại viêm gan như A, B, C, D, E… Trong đó, viêm gan C là một bệnh nguy hiểm và có thể dẫn tới xơ gan cũng như ung thư gan… đặc biệt nếu người bệnh bị nhiễm thêm viêm gan B.
Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do Hepatitis C virus (HCV) gây nên. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 3% dân số mắc bệnh viêm gan C và có khoảng 170 triệu người lành mang virus viêm gan C.
Nhân viên chăm sóc sức khỏe tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh; Người đã từng tiêm chích ma túy; Người bị nhiễm HIV... Ngoài ra người xăm hình trong môi trường và dụng cụ không được khử trùng đúng cách; Người bị bệnh đông máu; Người điều trị chạy thận nhân tạo trong một thời gian dài; Người được sinh ra từ một người mẹ bị nhiễm viêm gan C...cũng dễ bị nhiễm viêm gan C.
Những đối tượng thuộc nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan C là từ 55 đến 75 tuổi.
Virus viêm gan C là một loại virus lây truyền qua đường máu nên có thể lây lan từ người này sang người khác qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.
Lây qua đường máu khi dùng chung dụng cụ tiêm chích ma túy, truyền máu bị nhiễm virus hay sử dụng các thiết bị y tế không được tiệt trùng kỹ. Dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bấm móng tay với người nhiễm virus viêm gan C cũng có khả năng lây nhiễm khi các vật dụng này bị dính máu. Virus viêm gan C cũng có thể lây qua dụng cụ xăm và xỏ khuyên nếu các dụng cụ này không được làm sạch.
Virus viêm gan có thể lây truyền từ mẹ sang con và cũng có thể lây truyền qua quan hệ tình dục có tiếp xúc máu, thường gặp hơn ở những người quan hệ tình dục đồng giới nam. Hai cách lây truyền này ít phổ biến hơn so với tình trạng lây qua đường máu.
Virus viêm gan C không lây qua sữa mẹ, thức ăn hay nước uống và cũng không lây khi ôm, bắt tay hay hôn người bị bệnh.
Người bệnh nếu nhiễm viêm gan C mạn tính trong thời gian dài có thể gây ra xơ gan, ung thư gan. |
Sau khi nhiễm bệnh, gần 80% các trường hợp không có biểu hiện. Ở những người có triệu chứng thường bắt đầu vào 2-12 tuần sau khi nhiễm virus. Một số triệu chứng thường gặp khi mắc viêm gan C là:
Sốt; Mệt mỏi; Chán ăn; Buồn nôn, nôn; Đau bụng; Nước tiểu sẫm màu; Phân nhạt màu; Đau khớp; Vàng da, vàng mắt.
Những người bị viêm gan C mạn tính thường không có triệu chứng và không biết bản thân bị bệnh. Các triệu chứng có thể xuất hiện sau đó rất nhiều năm và thường là dấu hiệu của bệnh gan tiến triển. Một số triệu chứng đôi khi xuất hiện là: Mệt mỏi; Chán ăn; Đầy bụng; Đau nhẹ bên sườn phải; Rối loạn tiêu hóa; Đau cơ.
Đau khớp; Viêm khớp; Viêm da; Tóc dễ gãy rụng; Cryoglobulinemia (globulin lạnh trong máu); Đau cơ; Bệnh cơ tim; Viêm cầu thận tăng sinh màng…
Người bệnh nếu nhiễm viêm gan C mạn tính trong thời gian dài có thể gây ra xơ gan, hạn chế hoạt động bình thường của gan với các biến chứng: Phù chân, chướng bụng và có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng; Phù mạch máu thực quản hoặc dạ dày.
Một khi chúng bị vỡ và gây xuất huyết trong cần cấp cứu ngay lập tức; Sưng lá lách gây giảm bạch cầu hoặc tiểu cầu; Sỏi mật; Suy thận và phổi. Thậm chí, viêm gan C có thể dẫn đến ung thư gan; Lơ mơ, suy giảm trí tuệ có thể dẫn đến hôn mê. Xơ gan tiến triển có thể khiến gan ngừng hoạt động gây suy gan.
Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh viêm gan C, vì vậy cách duy nhất để phòng ngừa lây nhiễm virus viêm gan C là:
Không sử dụng chung kim tiêmQuan hệ tình dục an toànTránh tiếp xúc với máu Xử lý thiết bị, dụng cụ y tế đúng cách Không dùng chung các vật dụng cá nhân có thể dính máu. Thận trọng khi xăm và xỏ khuyên….
Tóm lại: Viêm gan C mạn tính là một yếu tố nguy cơ cao gây xơ gan và ung thư gan nguyên phát. Hiện nay, vẫn chưa có vaccine hiệu quả để phòng ngừa virus viêm gan C. Vì vậy, việc tầm soát để phát hiện sớm nhiễm virus là rất quan trọng để tăng cơ hội được điều trị và hạn chế các biến chứng.
Link nội dung: https://dulichvn.net.vn/viem-gan-c-lay-nhu-the-nao-a196372.html