Lộ hình ảnh 'nhạy cảm' khi thực hiện dịch vụ tại Bệnh viện Thu Cúc trong các quảng cáo trái thuần phong mỹ tục Việt Nam

Một số bệnh viện, phòng khám tư nhân về chuyên khoa thẩm mỹ đã không màng đến quyền lợi cá nhân của khách hàng mà ngang nhiên sử dụng những hình ảnh, video được cho là phản cảm, thậm chí là “khiêu dâm” vượt quá mức cho phép để đăng phát, chạy quảng cáo gây bức xúc trong dư luận. Bệnh viện Thu Cúc là một điển hình đã được báo chí lên tiếng, người dân phản ánh. Để góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, rất cần các cơ quan chức năng vào cuộc chấn chỉnh việc tái phạm nhiều lần của đơn vị này.

'Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc quảng cáo trái thuần phong mỹ tục Việt Nam' - đó là chủ đê trong mục hộp thư ngày 3/6/2022 của báo công thương. Chị em nên cẩn trọng khi lựa chọn các cơ sở làm đẹp nhé!

Ảnh chụp báo công thương điện tử nêu vấn đề: Lộ hình ảnh 'nhạy cảm' khi thực hiện dịch vụ tại Bệnh viện Thu Cúc trong các quảng cáo trái thuần phong mỹ tục Việt Nam

Bài viết nêu: 'Báo điện tử Công Thương nhận được thông tin phản ánh của bạn đọc về vấn đề Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc quảng cáo dịch vụ gây phản cảm.

Bạn đọc phản ánh: Dấu hiệu vi phạm pháp luật khi quảng cáo dịch vụ làm đẹp phản cảm, khiêu dâm, trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc trực thuộc Công ty CP Y khoa và thẩm mỹ Thu Cúc (địa chỉ tại số 286, 288, 290, 292, 294 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Cụ thể, tại kênh youtube có dấu tích xanh “Thẩm mỹ Thu Cúc” vẫn liên tục đăng tải hàng loạt video quay cận cảnh việc với bác sỹ nam sở nắn phần ngực, mông của khách hàng nữ mà lại không được làm mờ. Ở một số video, phần nhạy cảm của khách hàng chỉ được che bằng mẩu giấy nhỏ in logo bệnh viện để cho người xem thấy sự biến đổi trước và sau khi phẫu thuật. Việc quảng cáo này khiến nhiều người bức xúc vì trái với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.'

Trước đó, trên tạp chí điện tử Doanh nghiệp thương hiệu cũng có bài phản ánh về nội dung này. Trong đó, theo nhận định của doanhnghiepthuonghieu.vn: Vì lợi nhuận, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc không chỉ dính nhiều “tai tiếng” liên quan đến công tác khám, chữa bệnh mà còn tiếp tục có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi quảng cáo dịch vụ làm đẹp phản cảm, khiêu dâm, trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Như vậy các chị em lựa chọn dịch vụ làm đẹp tại Bệnh viện Thu cúc có nguy cơ bị Lộ hình ảnh 'nhạy cảm' trong các quảng cáo trái thuần phong mỹ tục Việt Nam của Thẩm mỹ Thu Cúc này.

Bài viết trên tạp chí Doanh nghiệp Thương hiệu điện tử

"Nhu cầu làm đẹp của các chị em tăng cao dẫn đến các bệnh viện, phòng khám tư nhân về chuyên khoa thẩm mỹ mọc lên như nấm. Song lựa chọn địa chỉ làm đẹp ra sao, chọn mặt gửi vàng nơi nào, đó vẫn đang là điều mà đông đảo chị em quan tâm hàng đầu.

Vì lẽ đó mà một số bệnh viện, phòng khám tư nhân về chuyên khoa thẩm mỹ đã không màng đến quyền lợi cá nhân của khách hàng mà ngang nhiên sử dụng những hình ảnh, video được cho là phản cảm, thậm chí là “khiêu dâm” vượt quá mức cho phép để đăng phát, chạy quảng cáo gây bức xúc trong dư luận.

Căn cứ Khoản 5, Điều 3 Nghị định 178/2004/NĐ-CP quy định về “khiêu dâm” là hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục" - thông tin được nêu trong bài Bệnh viện Thu Cúc có dấu hiệu quảng cáo dịch vụ vi phạm pháp luật (https://doanhnghiepthuonghieu.vn/benh-vien-thu-cuc-co-dau-hieu-quang-cao-dich-vu-vi-pham-phap-luat-1118454451-p39664.html) đăng lúc 09:50 ngày 19/05/2022.

Bài viết trên tạp chí Doanh nghiệp Thương hiệu điện tử

Bài viết đặc biệt nhấn mạnh: 'hiện tại trên kênh youtube của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc trực thuộc Công ty cổ phần Y khoa và thẩm mỹ Thu Cúc (địa chỉ tại số 286, 288, 290, 292, 294 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) không những còn tồn tại nhiều video cũ mà các video mới vẫn liên tục được đăng tải quay cận cảnh hình ảnh “nhạy cảm” của khách hàng để quảng cáo trên mạng internet'.

Dẫn chứng cho điều này, PV tạp chí Doanh nghiệp thương hiệu cũng đã nêu: "tại kênh youtube có dấu tích xanh “Thẩm mỹ Thu Cúc” vẫn liên tục đăng tải hàng loạt video quay cận cảnh vòng 01 (tức phần ngực) và vòng 03 (tức phần mông) của khách hàng nữ mà lại không được làm mờ, trong khi các video này đều có hàng trăm nghìn lượt người truy cập. Điểm chung của các video này hầu hết là các bác sĩ nam là người thực hiện dịch vụ, xen kẽ vào đó là những video ghi lại cuộc trò chuyện để khách hàng nữ cởi hết áo và quần ra để cho bác sĩ nam thăm khám, thậm chí là sờ, nắn vòng 01 và vòng 03 “lộ thiên” của chị em phụ nữ để cho người xem thấy được toàn bộ phần ngực và phần mông của khách hàng.

Bài viết trên tạp chí Doanh nghiệp Thương hiệu điện tử

Ở một số video, để tăng sức hấp dẫn cho việc quảng cáo dịch vụ làm đẹp của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc thì phần “nhạy cảm” của khách hàng nữ sẽ được che lại bằng một miếng giấy nhỏ có in logo của bệnh viện, còn lại là để lộ gần như toàn bộ bầu ngực ở thời điểm trước và sau khi hoàn thiện quá trình phẫu thuật thẩm mỹ. Việc làm này đã khiến nhiều người bức xúc vì trái với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam khi thể hiện rõ sự khiêu dâm, nhằm mục đích gợi dục để kích thích ham muốn tình dục.

Bài viết trên tạp chí Doanh nghiệp Thương hiệu điện tử

Bên cạnh đó, các video này còn được đặt title (tức tiêu đề) mang tính “nhạy cảm” như: “Bác sĩ hướng dẫn massage ngực sau nâng ngực giúp khách hàng Thảo My sở hữu vòng 01 lên dáng đẹp tự nhiên nhất”, “Livestream nâng ngực khách hàng Bảo Hoa: Khe Y line gợi cảm, dáng ngực mềm tự nhiên với độ nhô vừa phải”, “Bác sĩ thăm khám vòng 03 sau khi làm dịch vụ nâng mông cho ca sĩ Diễm Hương tại Thu Cúc”, “Trực tiếp quá trình đo vẽ vòng 01 cho khách hàng trước khi nâng ngực Nano Plasma tại Thu Cúc”,..." 

Với những thông tin quảng cáo của Bệnh viện Thu Cúc, bài báo cho rằng: 'Tác hại của việc quảng cáo dịch vụ làm đẹp không màng đến hậu quả này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến rất nhiều người, trong đó có cả trẻ em dưới 18 tuổi bởi tính phổ biến của mạng xã hội mà còn xâm phạm đến truyền thống văn hóa của dân tộc, xâm phạm đến những giá trị vật chất và tinh thần của con người, xâm phạm đến sự quản lý của Nhà nước về việc duy trì nếp sống văn hóa, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.

Khoản 3, Điều 8 Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo gồm: “Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam”.

Ảnh cắt từ video quảng cáo của Thu Cúc

Như vậy, việc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc sử dụng hình ảnh phản cảm, lộ liễu, thậm chí là khiêu dâm của khách hàng để quảng cáo dịch vụ, thu hút người xem trên mạng xã hội là hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Kính đề nghị các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc thanh, kiểm tra, xử lý triệt để dấu hiệu vi phạm của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc để góp phần bảo đảm sự tôn nghiêm của pháp luật Việt Nam nói riêng và giúp trong sạch đời sống văn hóa xã hội nói chung'.

Cũng liên quan đến Bệnh viện Thu Cúc, trước đó, ngày 24/5/2021 trên tạp chí Kinh tế tập đoàn, tác giả Thu Trang cũng có bài viết: Bệnh viện Quốc tế đa khoa Thu Cúc và những lần quảng cáo gây “phản cảm” với khách hàng. Theo tác giả bì viết: "quảng cáo đang “nổi tiếng” trên mạng xã hội của BVĐKQT Thu Cúc có nội dung:  “Công nghệ tối tân biết ngay án tử” thì khi khách hàng đến với BVĐKQT Thu Cúc sẽ biết ngay “án tử” của mình. Mới đọc qua, khách hàng không khỏi hoang mang, có những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng đến những bệnh nhân đang mắc bệnh". 

Ảnh chụp bài đăng trên kinhtetapdoan

Việc dùng từ ngữ “gây sốc” tạo ảnh hưởng , đánh vào tâm lý khách hàng để quảng cáo các dịch vụ khám chữa bệnh là không phù hợp. Quảng cáo của BVĐKQT Thu Cúc giống với một lời “đe dọa” hơn là lời quảng cáo mời gọi khách hàng đến chăm sóc khám chữa bệnh định kì để kiểm soát bệnh tật.

'Đây không phải lần đầu quảng cáo của BV ĐKQT Thu Cúc gây “phản cảm” cho khách hàng' - tác giả bài viết khẳng định. Đồng thời đưa ra những dẫn chứng chi tiết cho nhận định này: "vào tháng 9/2019 một nữ bệnh nhân cũng đã có nội dung phản ánh về việc mình phải nhập viện khẩn cấp vì bị mưng mủ (áp xe) sau khi thực hiện dịch vụ triệt lông nách tại một cơ sở Thu Cúc ở Bắc Ninh. Cụ thể theo thông tin phản ánh, chị Nguyễn Thị N. sau khi tin tưởng những lời quảng cáo trên mạng, đã đến cơ sở Thu Cúc Clinic Bắc Ninh (địa chỉ: 115 đường Nguyễn Gia Thiều, huyện Suối Hoa, tỉnh Bắc Ninh) để thực hiện dịch vụ triệt lông nách.

Tuy nhiên, sau 3 ngày thực hiện triệt lông nách chị N. thấy vùng nách xuất hiện mụn nhọt, đau rát và mưng mủ. Chị N. đã thông báo với cơ sở Thu Cúc Clinic và được một nhân viên tại đây trả lời rằng không sao rồi cho một tuýp thuốc mang về bôi.

Do quá lo lắng vì tình trạng mưng mủ bị loang rộng, sưng tấy, ngày 21/8/2019 chị N. đã đến Bệnh viện Quân Y 110 Bắc Ninh để kiểm tra. Tại đây, bước đầu chuẩn đoán chị N. bị áp xe nách phải do triệt lông gây bít tắc lỗ chân lông. Chia sẻ với báo chí, nữ bệnh nhân này cho biết: “Tôi vô cùng thất vọng vì cách chăm sóc khách hàng của Thu Cúc. Khi phát hiện ra biến chứng sau quá trình triệt lông, tôi đã 3 lần đến lại cơ sở Thu Cúc Clinic để yêu cầu Thu Cúc trả lời nhưng phía Thu Cúc Clinic không xin lỗi, không nhận trách nhiệm, họ chỉ nhận điều trị thâm sau phẫu thuật, họ đổ lỗi do nội tiết tố của tôi gây nên”.

Ngoài ra, BV ĐKQT Thu Cúc từng bị “tố” vì đăng tải  nhiều clip khách hàng, người mẫu nữ để lộ gần như toàn bộ “vòng một” trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ tại bệnh viện này, nhằm mục đích quảng cáo quá trình nâng cấp kích thước vòng ngực".

Đặc biệt hơn: trên các cơ quan truyền thông cũng thông tin:

1. Bệnh viện Thu Cúc bị “tuýt còi” vì thu dung người có thẻ BHYT.

Năm 2019, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc trực thuộc Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc (địa chỉ tại số 286, 288, 290, 292, 294 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) bị Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội “tuýt còi” vì thu dung người có thẻ BHYT. Cụ thể, Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc đã đăng tải quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về khám, chữa bệnh thông tuyến nhằm thu hút người bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (địa chỉ tại số 286, 288, 290, 292, 294 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) và Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (cơ sở số 216 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội). Do đó, ngày 31/07/2019 Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã có văn bản đề nghị Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc không quảng cáo bằng mọi hình thức trên các phương tiện truyền thông nhằm mục đích thu dung người có thẻ BHYT đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc và Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Ảnh chụp bài viết trên kinhtetapdoan

Trường hợp công ty có các biểu hiện thu dung người có thẻ BHYT đến khám, chữa bệnh bằng nhiều hình thức nhằm trục lợi quỹ KCB BHYT, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội sẽ chấm dứt hợp đồng KCB BHYT với Công ty cổ phần Y khoa & Thẩm mỹ Thu Cúc.

2. Bị đình chỉ và xử phạt 20 triệu đồng vì từ chối điều trị bệnh nhân nhiễm Covid - 19.

Năm 2021, Phòng khám Đa khoa quốc tế Thu Cúc (cơ sở số 216 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) trực thuộc Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc (địa chỉ tại số 286, 288, 290, 292, 294 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) đã từ chối tiếp nhận điều trị bệnh nhân có yếu tố dịch tễ và để bệnh nhân ra về di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Ngày 13/05/2021 Sở Y tế Hà Nội đã ký Quyết định đình chỉ hoạt động khám, chữa bệnh đối với Phòng khám Đa khoa quốc tế Thu Cúc, số 216 Trần Duy Hưng do ông Tạ Quang Mậu là người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật để xác minh và xử lý các liên quan thông tin đến quá trình tiếp nhận, xử lý ca bệnh Covid - 19 ghi nhận ngày 12-5; an toàn phòng, chống dịch trong hoạt động khám chữa bệnh, chữa bệnh tại Phòng khám theo quy định của Bộ Y tế.

Sau đó, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội tiếp tục ra Quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc số tiền 20.000.000 đồng với hai hành vi là không tư vấn các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh và không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế khi phát hiện người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Như vậy, những lần quảng cáo của BV ĐKQT Thu Cúc nhằm thu hút, gây sự chú ý với khách hàng nhưng “phản tác dụng” khi quảng cáo không tôn trọng khách hàng, thông tin sai sự thật dẫn đến những hiểu nhầm, mất niềm tin vào các dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn đang vi phạm Luật quảng cáo cụ thể tại: Khoản 3 Điều 8 Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 có quy định rõ các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo gồm: Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

 

 

 

Link nội dung: https://dulichvn.net.vn/lo-hinh-anh-nhay-cam-khi-thuc-hien-dich-vu-tai-benh-vien-thu-cuc-trong-cac-quang-cao-trai-thuan-phong-my-tuc-viet-nam-a70855.html