Bí kíp tránh cảnh đông đúc, chờ đợi khi đi du lịch mùa cao điểm

Du khách cần tìm hiểu kỹ thông tin điểm đến, khách sạn, thời tiết của mỗi địa phương trước khi quyết định đi du lịch để tránh hụt hẫng, không thực hiện được kế hoạch ban đầu... là một vài lưu lý nhỏ khi đi du lịch mùa cao điểm.

Bì viết trên Zing đã chia sẻ một số bí kíp của du khách khi đi du lịch mùa cao điểm. Cụ thể, để tránh phải xếp hàng dài chờ vào quán ăn, quán cà phê, Thanh Trâm (TP.HCM) đã có những lưu ý để mọi người tham khảo.

Xếp hàng dài chờ vào quán ăn, quán cà phê

Dù đã có kinh nghiệm du lịch nhiều nơi, Thanh Trâm (TP.HCM) vẫn thường lên hội nhóm mạng xã hội để xem các bài giới thiệu, đánh giá điểm vui chơi, ăn uống mới để ghé đến. Trâm gọi đó là hội chứng "FOMO". Bản thân cô sợ bỏ lỡ các điểm đến đẹp, ấn tượng, được người trẻ yêu thích.

Bài viết trên Zing cho hay, trong chuyến đi Đà Lạt hồi tháng 4, Thanh Trâm lưu lại loạt địa chỉ được giới trẻ yêu thích và lên kế hoạch ghé chơi như cà phê view đồi núi, quán nướng ngon, đẹp, tổ hợp check-in... Tuy nhiên, khi ghé, 3 điểm đến liệt kê trên đều có chung đặc điểm: Đông đúc. Khách muốn có góc đẹp chụp ảnh phải xếp hàng dài chờ đợi, muốn có bàn ăn cũng phải xếp hàng.

bi-kip-tranh-canh-dong-duc-cho-doi-khi-di-du-lich-mua-cao-diem-dien-dan-du-lich-dulichvn-2-1658912256.jpg
Du khách xếp hàng chờ chụp ảnh tại một quán cà phê. Ảnh: M.Trung - Zingnew

Đầu tiên, cô ghé quán cà phê khá "chill" với view thung lũng, không gian rộng rãi. Nhân vật chính ở đây là chiếc gương đặt ngoài trời, nơi du khách chụp ảnh selfie hoặc tạo dáng thoải mái. Tuy nhiên, trái ngược với hình ảnh lung linh, một mình một cõi trên bài review, hàng chục người phải xếp hàng dài chờ đợi đến lượt.

"Đến quán, chúng tôi gọi nước tại quầy rồi chọn một chỗ ngồi ưng ý. Chị em trong nhóm lỡ diện đồ đẹp, lại mất công đến nên cũng đành hòa vào hàng người đứng trước gương.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở một quán nướng trên đồi. Tôi tính chắc tới lượt mình cũng hơn nửa tiếng đồng hồ nên quan sát một lúc rồi đi. Chúng tôi tìm một hàng lẩu bò gần đó để ăn", cô kể.

Trâm cho biết không đánh đồng toàn bộ các địa điểm nổi tiếng cũng như lên án các bài review trên mạng xã hội vì mỗi người có một cảm nhận riêng. Tuy nhiên, các chuyến sau, cô thường tránh các điểm quá nổi tiếng vì ngại chờ đợi.

bi-kip-tranh-canh-dong-duc-cho-doi-khi-di-du-lich-mua-cao-diem-dien-dan-du-lich-dulichvn-1658913683.jpg
Đà Lạt có nhiều quán cà phê đặt gương ngoài trời, nơi du khách không phải chen lấn. Ảnh: Thảo Ly.

Tận dụng thời gian nghỉ hè, Thúy Vy (TP.HCM) quyết định đưa em gái đi Đà Lạt chơi. Trải nghiệm du lịch mùa cao điểm không suôn sẻ như cô mong muốn.

Tránh đông đúc cuối tuần, cô và em chọn xuất phát từ thứ tối thứ năm, sáng sớm thứ sáu tới nơi. Theo kế hoạch ban đầu, Vy gửi hành lý ở khách sạn rồi thuê xe máy đi dạo Đà Lạt, ăn sáng, uống cà phê. Tuy nhiên, đến nơi, gọi nhiều chỗ cho thuê xe máy, cô đều nhận câu trả lời hết xe. Gần hai tiếng sau, nhờ sự trợ giúp của chủ homestay, cô mới thở phào nhẹ nhõm.

Tối thứ sáu, hai chị em đi chợ đêm. Khoảng 19h, khu vực này đã bắt đầu đông đúc. Cô gửi xe máy ở bãi bên cạnh chợ và cẩn thận chụp lại biển số, vị trí nhưng khi trở về vẫn khó khăn tìm phương tiện giữa khung cảnh đông đúc, náo nhiệt.

 

bi-kip-tranh-canh-dong-duc-cho-doi-khi-di-du-lich-mua-cao-diem-dien-dan-du-lich-dulichvn-1-1658913642.jpg
Mùa du lịch hè cao điểm, Đà Lạt đông đúc dù đầu tuần. Ảnh: Phạm Minh Tài.

"Tôi không nghĩ dòng người quá tải đến vậy. Hầu như các quán ăn, cà phê đều đông đúc, quán ăn trưa, ăn chiều nổi tiếng cũng kín chỗ. Trước chuyến đi, tôi đã lên danh sách hàng quán nhưng buổi tối đầu tiên vẫn không thể tìm ra một địa chỉ ăn uống phù hợp", Vy kể.

Cũng theo zing, một vấn đề cũng hết sức quan trọng trong mùa du lịch cao điểm, đó là nguy cơ bị luwag mất tiền cọc khách sạn. Cụ thể: Sử dụng hình ảnh biệt thự mới xây, hồ bơi riêng, sân vườn rộng rãi, nhiều fanpage "ma" giả danh resort, villa tại điểm du lịch nổi tiếng lừa tiền cọc du khách nhẹ dạ.

Cẩn thận với lừa cọc tiền khách sạn

Chị I.H (Hà Nội) là một nạn nhân trong số đó. Tuần trước, nữ du khách lên mạng xã hội tìm kiếm villa cho kỳ nghỉ mát của 18 người trong gia đình ngày 23/7.

Chị nhanh chóng nhìn thấy quảng cáo của một căn villa ở Hòa Bình đúng ý và trở thành con mồi của lừa đảo. "Do chưa có kinh nghiệm nhiều cũng như tin tưởng vào con số 1.200 lượt like cùng nhiều bình luận, feedback, tôi đã chủ quan". Nữ du khách chuyển tiền cọc 50% như yêu cầu để tránh lằng nhằng.

bi-kip-tranh-canh-dong-duc-cho-doi-khi-di-du-lich-mua-cao-diem-dien-dan-du-lich-dulichvn-bi-lua-1658913882.jpg
Chị I.H tin tưởng vào số lượt like trên fanpage giả. Ảnh: NVCC. - Zingnew.vn

Nhóm lừa đảo lợi dụng tâm lý đang cần tìm chỗ tiện nghi, giá mềm của khách, đăng tải ảnh quảng cáo villa xịn, view đẹp mà giá lại rẻ với lý do mới khai trương và đang giảm giá.

Cụ thể, giá villa đêm cuối tuần là 7 triệu đồng/căn, chị I.H phải chuyển trước 3,5 triệu đồng.

Thế nhưng, sau khi chuyển tiền cọc một ngày, trang fanpage villa chị liên hệ biến mất. Số điện thoại của người quản gia thường xuyên gọi điện trao đổi cũng không cánh mà bay.

Chị I.H cũng phát hiện hình ảnh "minh họa" căn villa được lấy từ một nơi nào đó ở trời Tây.

Tiền mất tật mang, chị phải tìm kiếm điểm lưu trú khác để kịp kế hoạch nghỉ dưỡng cuối tuần cùng gia đình.

Từ bài học kinh nghiệm của mình, nữ du khách khuyên bạn bè nên kiểm tra kỹ thông tin villa có thật không, có đúng mô tả không trước khi đặt cọc. Ngoài ra, nên đặt ở các trang trung gian hoặc đại lý combo uy tín.

 

 

 

 

 

Nguồn Zingnew

 

 

Link nội dung: https://dulichvn.net.vn/bi-kip-tranh-canh-dong-duc-cho-doi-khi-di-du-lich-mua-cao-diem-a81652.html