Bàn về “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số”

Thành Trung
Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số” tại Hà Nội.

“Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số” là chủ đề được các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế thảo luận tại hội thảo khoa học quốc tế tổ chức sáng 14/6/2024.

“Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số” là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động thường niên “Diễn đàn báo chí tháng sáu” do Tạp chí Thông tin và Truyền thông, Báo Vietnamnet (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) đồng chủ trì tổ chức.

Hội thảo có 3 Phiên họp, thảo luận, gồm: Phiên toàn thể: Nhận diện bức tranh kinh tế báo chí báo chí Việt Nam; Phiên thảo luận chuyên đề: Đổi mới cơ chế quản lý để phát triển kinh tế báo chí truyền thông số; Phiên thảo luận chuyên đề: Bài toán kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam, những gợi mở và kết nối ý tưởng.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, doanh thu của các báo, tạp chí 9 tháng đầu năm 2023 đã giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2022; còn tổng nguồn thu năm 2023 của các Đài PTTH giảm 23% so với năm 2022. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí đang phải đối diện với nguy cơ sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Google đã lấy đi khoảng 70% doanh thu quảng cáo của báo chí chính thống… Trong khi đó, hiện nay hàng năm chi thường xuyên cho báo chí là dưới 0,5% tổng chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước; chi cho đầu tư báo chí cũng thấp chỉ chiếm khoảng 0,25% tổng chi đầu tư của ngân sách Nhà nước.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại hội thảoNhãn

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông mong muốn, các cơ quan, các diễn giả, nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan báo chí sẽ đóng góp các ý kiến khách quan, đầy đủ trên các khía cạnh liên quan đến kinh tế báo chí truyền thông hiện nay. Qua đó, đề xuất và kiến nghị với cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí và cơ quan có thẩm quyền những kiến giải tháo gỡ những “nút thắt” liên quan đến kinh tế báo chí truyền thông.

Tại các phiên họp, thảo luận, các đại biểu đã cùng nhau làm rõ những thành công, hạn chế, những vấn đề bất cập trong kinh tế báo chí tại Việt Nam; những mô hình, ý tưởng, cơ chế phát triển kinh tế báo chí, đúc kết từ những bài học kinh nghiệm quốc tế và những bước tiến mới tại Việt Nam. Phân tích về những dự báo, vấn đề cần quan tâm chú trọng trong hoạt động kinh tế báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển kinh tế số trong thời gian tới…

kinh-te-bao-chi-truyen-thong-viet-nam-trong-boi-canh-phat-trien-kinh-te-so-tt-dulichvn-1718416577.jpg
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm đồng chủ trì phiên họp toàn thể khai mạc với chủ đề Nhận diện bức tranh kinh tế báo chí - truyền thông Việt Nam Nhận diện bức tranh kinh tế báo chí - truyền thông Việt Nam

Nhiều ý kiến cho rằng, ở Việt Nam, những năm gần đây, kinh tế truyền thông số phát triển với tốc độ nhanh và các cơ quan báo chí cũng không nằm ngoài xu thế chuyển đổi số, hòa theo sự phát triển của kinh tế báo chí số để tồn tại, tìm cách chuyên nghiệp hóa, chuyển đổi số mạnh mẽ để phát triển.

Do đó, chuyển đổi số trong báo chí là vấn đề tất yếu, báo chí là lĩnh vực đặc thù và cần một chiến lược chuyển đổi số riêng trên cơ sở phát triển kinh tế báo chí số để giải quyết các bài toán khó cho các cơ quan báo chí. Việc phát triển kinh tế báo chí truyền thông không chỉ cần nhìn từ một vài trường hợp cụ thể, từ riêng một lĩnh vực hay loại hình riêng biệt mà cần được nhìn nhận ở quy mô tổng thể, chiến lược và toàn diện của hệ thống báo chí quốc gia, gắn với bối cảnh phát triển kinh tế số mạnh mẽ hiện nay. Từ đó có bước phát triển đột phá nhằm thực hiện tốt vai trò, chức năng báo chí cách mạng của hệ thống truyền thông Việt Nam chuyên nghiệp và nhân văn.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, muốn chiếm lĩnh thị trường thông tin, cơ quan báo chí cần xác định, phân loại công chúng, và hướng đến tổ chức sản xuất tin tức, sản phẩm đến đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của công chúng mục tiêu; trước mắt, từng bước biến công chúng thực tế thành khách hàng; tiếp tục phát huy vai trò người đứng đầu, trong đó tập trung vào quản trị nội bộ bảo đảm đoàn kết và phát huy tối đa năng lực sáng tạo của tập thể, định vị thiết lập và mở mang các mối quan hệ; chú trọng vào chuyên nghiệp hóa đội ngũ theo hướng vừa đa kỹ năng tác nghiệp, vừa chuyên sâu vào tuyến vấn đề, phương thức sản xuất sản phẩm…

Kinh tế báo chí truyền thông