Số hóa chợ truyền thống – Hướng đi mới triển vọng cho tiểu thương

Thanh Xuân
Theo Soha.vn, trong năm vừa qua, dịch Covid-19 đã gây nên bao ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế. Tình hình buôn bán ế ẩm từ sau Tết kéo dài đến nay khiến các tiểu thương tại các khu chợ truyền thống gần như "kiệt sức". Dưới đây là nội dung bài viết:

Khó khăn vây quanh khiến tiểu thương buộc phải chuyển mình

Chợ Bến Thành được biết đến như khu chợ luôn sầm uất và đông đúc khách du lịch qua lại. Tuy nhiên, giờ đây chợ Bến Thành lại trở nên vắng vẻ lạ thường sau những ảnh hưởng do dịch Covid-19. Bước vào chợ, không khó để bắt gặp hình ảnh hàng loạt sạp đóng kín cửa, khác hẳn với hình ảnh trước kia đầy ắp hàng hoá với bao người mua kẻ bán qua lại.

Lý giải nguyên nhân này, tiểu thương tại đây cho biết chợ Bến Thành hoạt động chủ yếu phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước nhưng nay do dịch bệnh, đường bay quốc tế đóng cửa nên tình hình buôn bán cũng theo đó mà đi xuống.

Chị Nguyễn Thuỵ Bảo Trân - chủ sạp bánh mứt Ngọc Châu chia sẻ: "Sau khi dịch bùng phát, doanh thu sạp đã sụt giảm đến 95% do mất đi số khách nước ngoài. Vì những ảnh hưởng của dịch mà hiện nay cửa hàng bán rất chậm. Nếu như lúc trước một ngày bán cả trăm đơn thì hiện nay một ngày chỉ loanh quanh khoảng chục đơn."

Đợt dịch này không chỉ khiến sức mua giảm sút mà còn làm thay đổi cách thức mua hàng của phần lớn người tiêu dùng. Thay vì đến tận nơi mua hàng, người tiêu dùng dần chuyển sang mua online, giao hàng tận nơi. Điều này cũng là lý do lớn khiến các khu chợ truyền thống rơi vào tình cảnh vắng khách. Lúc này đây để bắt kịp thị trường, mô hình buôn bán truyền thống buộc phải thay đổi để thích nghi.

Số hoá chợ truyền thống - Sáng kiến đưa chợ lên online

Hiểu được những khó khăn của tiểu thương tại chợ truyền thống, ứng dụng Grab đã tiên phong triển khai dịch vụ đi chợ hộ trên GrabMart. Đây là cách giúp các sạp hàng tại chợ truyền thống duy trì hoạt động và thích nghi tốt hơn trong giai đoạn khó khăn này.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Dung - chủ sạp hải sản Oanh tại chợ Bến Thành bày tỏ: "Chị cũng hiểu được ngày nay các bạn trẻ, chị em văn phòng không thường xuyên đi chợ, nhất là trong thời gian dịch. Do đó, khi biết đến mô hình GrabMart và có cơ hội mở sạp hàng online, chị đã đồng ý ngay."

Số hóa chợ truyền thống – Hướng đi mới triển vọng cho tiểu thương - Ảnh 1.

Chị Dung là một trong những chủ sạp đầu tiên tại chợ Bến Thành tham gia bán hàng trên GrabMart.

Chị Chẳng, chủ sạp Bà Ba Bánh Tét, nói về quyết định của mình khi tham gia bán hàng trên GrabMart: "Trước đây chị đã biết đến Grab thông qua ứng dụng đặt xe, sau đó thì thấy mấy anh tài xế hay vào chợ lấy thức ăn giao đi chị cũng thích lắm.

Đã có lúc chị nói với con hay là mình đăng ký bán trên Grab đi vì thấy vui quá, nhưng con chị cũng giải thích trên đấy chỉ bán đồ ăn thức uống, còn mình thì bán đồ khô nên cũng khó. Cho đến khi các bạn bên Grab đến giới thiệu về GrabMart thì chị ủng hộ ngay vì trước đó đã thích rồi."

Số hóa chợ truyền thống – Hướng đi mới triển vọng cho tiểu thương - Ảnh 2.

Nhờ sự tin tưởng vào Grab sẵn có từ trước, chủ sạp Bà Ba Bánh Tét đã không ngại ngần đưa sạp hàng của mình lên online.

Tiểu thương mong muốn gắn bó lâu dài nhờ những thay đổi tích cực

Thông qua GrabMart, chủ sạp hàng tại chợ truyền thống có thể tiếp cận được với hàng chục triệu khách hàng của Grab để có thêm đơn hàng, tăng thêm doanh thu.

Còn về phía người dùng có thêm một lựa chọn mua các mặt hàng thiết yếu đa dạng như rau, củ, quả, thịt, cá, sữa, hoa tươi… tại chợ truyền thống một cách tiện lợi, an toàn và được giao hàng nhanh chóng chỉ trong vòng 1 giờ.

Do đó, hình thức đi chợ hộ này ngày càng được ưa chuộng đối với cả người mua lẫn người bán.

"Từ ngày tham gia bán hàng trên GrabMart, số lượng đơn hàng cũng tăng lên chút đỉnh, mỗi ngày chị có tầm 10-15 đơn. Sản phẩm tại sạp của chị là bánh kẹo, hoa quả khô nên ban đầu khách hàng đa số mua về để ăn thử mỗi thứ 100gr nhưng sau một thời gian cũng đã có khách mua số lượng nhiều." - Chị Bảo Trân chia sẻ.

Số hóa chợ truyền thống – Hướng đi mới triển vọng cho tiểu thương - Ảnh 3.

Bán hàng trên GrabMart cũng chính là cơ hội để các chủ sạp tại chợ Bến Thành tăng doanh thu.

Cảm nhận được sự thay đổi tích cực khi tham gia bán hàng trên GrabMart, chị Ngọc Nhung bày tỏ: "Tham gia gần 1 tháng, chị cảm thấy đây là một ứng dụng rất tiện lợi cho cả người mua và người bán.

Ban đầu tuy cũng có những khó khăn khi áp dụng công nghệ nhưng nhờ mấy bạn bên Grab hỗ trợ nhiệt tình nên giờ đây chị đã quen với việc sử dụng. Mấy bà bạn ở các sạp xung quanh cũng hỏi han mãi vì thấy đơn hàng đến liên tục."

Hiện tại, GrabMart đang mang đến lợi ích thiết thực cho gần 200 tiểu thương tại các chợ truyền thống tại Đà Nẵng, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Từ nay đến hết Tết Tân Sửu, Grab cũng sẽ dành ngân sách lên đến hơn 5 tỷ đồng để thực hiện các hoạt động hỗ trợ truyền thông, khuyến mại để tăng nhận diện thương hiệu cho chợ truyền thống trên GrabMart.

Nhân dịp Tết đến Xuân về, Grab ưu đãi miễn phí giao hàng với giá trị tối đa 22.000đ khi nhập mã SAMTET cho tất cả đơn hàng từ chợ truyền thống được đặt trên GrabMart. Chương trình được áp dụng từ hôm nay cho đến hết ngày 14/02/2021.

https://soha.vn/so-hoa-cho-truyen-thong-huong-di-moi-trien-vong-cho-tieu-thuong-20210128095558718.htm