Thương hiệu Việt nhiều năm tham chiến TMĐT: "Thích nghi là bài học đắt giá nhất"

Hiền Thy
Trong bối cảnh TMĐT không ngừng phát triển, các thương hiệu Việt đã và đang chứng tỏ được vị thế của mình khi khai thác hiệu quả các kênh TMĐT. Câu chuyện của Erosska và Trung Nguyên Legend cho thấy, sự linh hoạt, đổi mới và khả năng thích nghi với những thay đổi trên các sàn TMĐT chính là chìa khóa dẫn đến thành công.

Các thương hiệu Việt cần nắm bắt và tận dụng tối đa những lợi thế riêng, linh hoạt trong chiến lược, đồng thời tận dụng tối đa các công cụ, dịch vụ hỗ trợ do các sàn TMĐT cung cấp. Đây sẽ là những bài học quý báu giúp các doanh nghiệp Việt vươn ra thị trường TMĐT rộng lớn và đạt được những thành công vượt bậc. Bài viết trên CafeF. Cụ thể bài viết như sau:

Trong thế giới thương mại điện tử (TMĐT) không ngừng phát triển, việc duy trì và phát triển các gian hàng trực tuyến đòi hỏi sự linh hoạt, đổi mới và thích nghi không ngừng. Nhiều thương hiệu Việt đã và đang khẳng định được vị thế của mình khi khai thác hiệu quả kênh TMĐT để lan tỏa các sản phẩm nội địa chất lượng đến với người tiêu dùng trên khắp cả nước.

Erosska khai thác triệt để TMĐT từ những ngày đầu chập chững

Ra mắt từ năm 2017, Erosska được anh Nguyễn Hùng Tuấn đồng sáng lập với mong muốn sản xuất các sản phẩm giày dép cộp mác "made in Vietnam", đóng góp cho ngành thời trang nội địa.

Trong cuộc đua với các thương hiệu giày dép quốc tế, anh Tuấn tin rằng thương hiệu Việt có những lợi thế của riêng mình. Đầu tiên là yếu tố dân tộc khi các bạn trẻ ngày càng ưa chuộng các thương hiệu nội địa hơn. Thứ hai, sự chủ động trong nguồn cung nguyên liệu và sản xuất nội địa sẽ giúp thương hiệu tránh được các rủi ro về mặt nhập khẩu và biến động về tỷ giá, đặc biệt trong các mùa cao điểm lễ Tết. Cuối cùng là chính sách chăm sóc hậu mãi, điều mà thương hiệu quốc tế có thể gặp nhiều khó khăn vì rào cản ngôn ngữ.

Thương hiệu Việt nhiều năm tham chiến TMĐT: "Thích nghi là bài học đắt giá nhất"- Ảnh 1.

Các sản phẩm giày dép cộp mác "made in Vietnam" của Erosska với thiết kế không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu người dùng Việt.

Erosska đã tận dụng sức mạnh của sàn TMĐT ngay từ những ngày đầu tiên để tiếp cận và chinh phục người tiêu dùng Việt. Năm vừa qua, Shopee đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Erosska đạt được tăng trưởng vượt bậc. Thương hiệu đã chứng kiến doanh thu tăng trưởng gấp 8 lần vào dịp 11.11 so với ngày thường và tổng doanh số năm 2024 tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023. Đồng thời, doanh nghiệp còn "hái quả ngọt" khi đạt được hơn 1,2 triệu người theo dõi trên Shopee và nằm trong top 5 ngành hàng giày dép trong các đợt chiến dịch lớn trong ba năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).

Để chuẩn bị cho chiến dịch 12.12, thương hiệu giày dép Việt này không chỉ tập trung vào các chương trình ưu đãi, mà còn tối ưu hóa các công cụ mới của Shopee. Anh Tuấn cho rằng việc thích nghi với những thay đổi của sàn là chìa khóa dẫn đến thành công.

Thương hiệu Việt nhiều năm tham chiến TMĐT: "Thích nghi là bài học đắt giá nhất"- Ảnh 2.

Anh Tuấn cho rằng doanh nghiệp cần phải nhanh chóng nắm bắt được các thay đổi của sàn để phát triển.

Trung Nguyên Legend đẩy mạnh kinh doanh thương mại cà phê trực tuyến

Trung Nguyên Legend được thành lập từ năm 1996 tại thủ phủ Buôn Ma Thuột – nơi được mệnh danh là quê hương của những hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới. Sau hơn 28 năm phát triển, thương hiệu đã xuất khẩu hơn 300 loại sản phẩm cà phê đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bước vào kỷ nguyên bùng nổ của mua sắm trực tuyến, Trung Nguyên Legend hiểu rằng việc hiện diện mạnh mẽ trên các nền tảng TMĐT là một bước đi quan trọng để đưa sản phẩm cà phê Việt đến tay người tiêu dùng nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Trong quá trình phát triển kênh TMĐT, Trung Nguyên Legend cũng đối mặt với không ít thách thức, đặc biệt trong bối cảnh thương hiệu phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp nội địa lẫn quốc tế. Để hàng hóa có thể đến tay người dùng trong tình trạng tốt nhất, Trung Nguyên tập trung giải bài toán về logistics, bao gồm việc đảm bảo thời gian giao hàng và quản lý rủi ro trong quá trình vận chuyển.

Thương hiệu Việt nhiều năm tham chiến TMĐT: "Thích nghi là bài học đắt giá nhất"- Ảnh 3.

Bên cạnh đó, thương hiệu cũng không ngừng đổi mới các hoạt động tiếp thị số và quảng bá trên các nền tảng.

Trung Nguyên Legend đã tích cực tham gia các chương trình ưu đãi lớn, đồng thời sử dụng các tính năng Shopee Video, các gói quảng cáo trên Shopee như quảng cáo nội sàn, ngoại sàn để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, Trung Nguyên Legend cũng tận dụng dịch vụ hỗ trợ xử lý và đóng hàng bởi Shopee (SBS) cùng Freeship Extra để mang lại trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Theo số liệu của Metric.vn, trong năm 2024, Trung Nguyên Legend chiếm 40,7% thị phần doanh số trong ngành hàng cà phê trên Shopee, với gian hàng Shopee Mall của thương hiệu đứng đầu về doanh thu (23,3% doanh số). Các sản phẩm của Trung Nguyên Legend như cà phê hòa tan G7, Trung Nguyên Legend Classic, Special Edition... đều là các mặt hàng bán chạy trên Shopee.

Thương hiệu Việt nhiều năm tham chiến TMĐT: "Thích nghi là bài học đắt giá nhất"- Ảnh 4.

Đặc biệt, hiện đã có hơn 21.000 sản phẩm sản phẩm G7 3in1 bán ra và là sản phẩm cà phê có doanh số bán hàng tốt nhất trên Shopee năm 2024.

Đồng thời, nhờ sự hỗ trợ toàn diện của sàn, doanh số bán hàng của thương hiệu này trong chiến dịch 11.11 vừa qua tăng trưởng 150% so với các chiến dịch lớn của những tháng trước đó và tăng 335% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên Legend trên Shopee trong tháng 11 năm nay cũng tăng 228% so với cùng kỳ 2023, tạo tiền đề vững chắc cho các chiến dịch tiếp theo.

Chia sẻ về chiến dịch 12.12 và định hướng phát triển trong thời gian sắp tới, đại diện thương hiệu cho biết: "Shopee không chỉ giúp chúng tôi tăng trưởng về doanh thu mà còn là một kênh hiệu quả để truyền tải giá trị văn hóa và triết lý sáng tạo của thương hiệu đến với cộng đồng. Trong thời gian tới, Trung Nguyên Legend sẽ tiếp tục đồng hành cùng Shopee, tận dụng tối đa các tính năng và công cụ hỗ trợ người bán để phát triển mạnh mẽ hơn nữa trên thị trường TMĐT".