Tiểu thương 'rẽ hướng' kinh doanh mùa dịch không chỉ là biện pháp 'sống còn' mà còn là hướng đi mới đầy tiềm năng

Ánh Dương
"Việc chuyển đổi này không những giúp tôi trang trải chi phí mặt bằng, mà còn tạo công ăn việc làm cho nhân viên, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn".

Kinh doanh mùa dịch cần vận dụng công nghệ... là điều bắt buộc phải làm để "sinh tồn" và phát triển. Bài viết Tiểu thương 'rẽ hướng' kinh doanh mùa dịch trên Nhịp sống kinh tế cho chúng ta thấy "trong cái khó ló cái khôn". Dưới đây là nội dung chi tiết bài viết để mọi người tham khảo.

Giữa thời điểm dịch bệnh căng thẳng, nhiều chủ hiệu thực phẩm chế biến sẵn đã nhanh chóng “rẽ hướng” sang kinh doanh mặt hàng tươi sống để duy trì kinh doanh cũng như hỗ trợ nguồn cung nhu yếu phẩm cho người dân.

Chuyển hướng kinh doanh: không chỉ là biện pháp "sống còn"

9h sáng, khi đường phố Sài Gòn còn im lìm, anh Giang Trung, chủ chuỗi cửa hàng bún đậu mắm tôm Hẻm Đậu ở Q7, TP.HCM đã tất bật đóng gói hàng cho khách. Hơn một tháng nay, chuỗi cửa hàng của anh chuyển sang cung ứng thực phẩm tươi sống cho người dân qua các ứng dụng giao nhận đồ ăn trực tuyến như GoFood của Gojek.

Buộc phải "đóng băng" hoạt động để phòng chống dịch, những tiểu thương như anh Trung chẳng khác nào ngồi trên đống lửa. "Cửa hàng không mở bán được nhưng hàng tháng tôi vẫn mất không ít tiền cho chi phí mặt bằng và hỗ trợ nhân viên mùa dịch. Dù chủ nhà cũng giảm cho chút ít tiền thuê nhà, nhưng chi phí cố định vẫn là quá lớn để có thể cầm cự trong thời gian dài. Cái khó ló cái khôn, với nguồn cung ứng nguyên liệu sẵn có, tôi quyết định chuyển đổi mô hình sang kinh doanh thực phẩm tươi sống như: chả cá Nha Trang, chả ram tôm đất, chả cốm,... Khách hàng còn có thể mua bún và đậu hũ tươi về tự làm món bún đậu."

"Việc chuyển đổi này không những giúp tôi trang trải chi phí mặt bằng, mà còn tạo công ăn việc làm cho nhân viên, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn" - anh Trung "bật mí".

Không chỉ anh Trung, thời gian qua, khi nhu cầu thực phẩm thiết yếu tăng cao, không ít các nhà hàng, quán ăn đã chuyển sang cung ứng những mặt hàng thực phẩm thiết yếu, vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân, vừa duy trì hoạt động kinh doanh trong mùa dịch.

Tiểu thương “rẽ hướng” kinh doanh mùa dịch - Ảnh 1.

Nhiều chủ hiệu thực phẩm chế biến sẵn đã nhanh chóng "rẽ hướng" sang kinh doanh mặt hàng tươi sống.

Nền tảng đặt món trực tuyến GoFood của ứng dụng Gojek cũng hỗ trợ các nhà hàng tham gia cung ứng nhu yếu phẩm trong thời gian này. Kể từ khi TP.HCM áp dụng chỉ thị 16, Gojek đã bổ sung hàng nghìn siêu thị và cửa hàng tiện lợi trong danh sách nhà cung ứng trên GoFood, và tạo điều kiện cho hàng nghìn nhà hàng thay đổi mặt hàng kinh doanh theo hướng cung cấp nhu yếu phẩm và các mặt hàng thiết yếu…

… mà còn mở ra hướng đi mới đầy tiềm năng

Tương tự quán anh Giang Trung, nhờ kịp thời chuyển hướng kinh doanh, quán cơm gà của chị Thu Hà bỗng trở thành địa chỉ "hot" những ngày qua. Từ ngày bắt đầu bán các mặt hàng rau củ quả, đồ tươi sống, điện thoại chị Hà liên tục nhận cuộc gọi từ khách mua lẫn nhà cung cấp. Chị chia sẻ: "Thời gian này đi lại khó khăn nên nhu cầu mua thực phẩm của mọi người tăng cao đột biến. Nhờ chuyển hướng kịp thời mà tôi vẫn có thể cầm cự được trong mùa dịch, vừa cung cấp thực phẩm được cho nhiều người vừa có thể duy trì công việc cho nhân viên. Hiện giờ tôi chỉ mong tình hình sớm ổn định để có thể hoạt động trở lại, người dân cũng bớt vất vả đi nhiều".

Không chỉ trang trải chi phí mùa dịch, việc chuyển đổi mặt hàng kinh doanh còn giúp các chủ quán ăn, nhà hàng nhận ra khả năng mở rộng phạm vi kinh doanh đối với các mặt hàng mới.

Những ngày qua, anh Đức Linh, chủ quán kem bơ, trái cây tô tại quận 10, TP.HCM vẫn bận rộn "chốt đơn" phục vụ nhu cầu của người dân. Anh cũng tỏ ra lạc quan trước định hướng kinh doanh trong tương lai: "Trong những ngày đại dịch vừa rồi, nhờ có hệ thống chi nhánh phân phối rộng khắp mà tôi có thể đưa các sản phẩm rau củ quả đa dạng, giá cả hợp lý đến tay người dân ở nhiều nơi hơn. Cũng thông qua lần này, tôi nhận ra hướng phát triển kinh doanh mới cho cửa hàng bên cạnh việc bán kem bơ, trái cây tô như trước. Thời gian bán trong mùa dịch cũng là bước đệm để khách hàng ghi nhớ thương hiệu của tôi dễ dàng hơn."

Ông Phùng Tuấn Đức, Tổng Giám đốc Gojek Việt Nam chia sẻ: "Những diễn biến phức tạp của dịch bệnh thời gian qua đã cho chúng ta bài học sâu sắc về khả năng thích nghi với những thay đổi có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Đây không chỉ là bài toán khó cho các doanh nghiệp lớn mà ngay cả với các tiểu thương, cửa hàng nhỏ và siêu nhỏ, hay từng cá nhân. Trong giai đoạn khó khăn này, chúng tôi hy vọng những sáng kiến, hỗ trợ từ Gojek có thể giúp, tiếp sức các đối tác trong hệ sinh thái của chúng tôi vượt qua thử thách để duy trì hoạt động. Đó cũng là tôn chỉ mà Gojek theo đuổi từ những ngày đầu thành lập: mang đến tác động tích cực cho xã hội."

Hiện ứng dụng Gojek vẫn đang hỗ trợ các đối tác đăng ký mới dịch vụ GoFood trực tuyến. Nhà hàng, quán ăn muốn đăng ký hoạt động trên GoFood chỉ cần cung cấp thông tin trên trang đăng ký trực tuyến bất cứ lúc nào và hoàn toàn miễn phí. Sau 10-14 ngày làm việc tính từ thời điểm gửi hồ sơ trực tuyến, nếu hồ sơ đáp ứng đủ yêu cầu, gian hàng có thể hoạt động trên GoFood (ngay khi dịch COVID-19 được kiểm soát).

Nguồn:http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/tieu-thuong-re-huong-kinh-doanh-mua-dich-4202125911242127.htm