Kỷ niệm Ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT 17/5

WinThavasta
Ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức lựa chọn ngày 17/5 là Ngày quốc tế chống kỳ thị đồng tính, song tính và chuyển giới.

 Kỷ niệm Ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT 17/5

Ngày quốc tế chống kỳ thị đồng tính, song tính và chuyển giới

LGBT là tên viết tắt của: đồng tính nữ (Lesbian), đồng tính nam (Gay), song tính (Bisexual), chuyển giới (Transgender).

Những thuật ngữ như Gay, Lesbian, Bisexual dùng để mô tả xu hướng tính dục của một người, tức là họ có sự hấp dẫn tình yêu và tình dục khác với những người dị tính (hay Straight - những người bị hấp dẫn bởi người thuộc giới tính trái ngược với mình)

Gay là từ dùng để mô tả một người nam bị thu hút bởi những người cùng giới. Người đồng tính nữ (Lesbian) là một người phụ nữ bị thu hút bởi những người phụ nữ khác. Người song tính (Bisexual) mô tả một người (nam hoặc nữ) bị thu hút bởi cả hai giới.

So với người dị giới, hầu hết những người đồng tình nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới và tất cả những người khác có khuynh hướng tình dục, nhận dạng hoặc biểu hiện giới tính đa dạng đã từng nhận phải một hình thức phân biệt đối xử nào đó trong gia đình, nhà trường, tại nơi làm việc và ngoài xã hội, thậm chí là bạo lực về tinh thần và thể xác. Nguyên nhân rất đơn giản: Chỉ vì họ có định hướng giới tính “khác với bình thường”. Đây là một vấn nạn nhức nhối hiện diện trong các xã hội công dân trên toàn cầu. Theo một nghiên cứu năm 2016 tại Hoa Kỳ, cứ 4 người LGBT sẽ có 1 người bị phân biệt đối xử. Điều đó cho thấy, dù đang sống trên một đất nước với nền văn minh tự do như Mỹ, cộng đồng LGBT vẫn chưa nhận được sự đối xử bình đẳng so với cộng đồng dị giới. Trong luật pháp của Chính phủ liên bang và hầu hết các bang cũng chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này.

Trong môi trường làm việc, nhiều trường hợp LGBT chia sẻ, họ mất cơ hội thăng chức vì xu hướng giới tính của mình, một số khác thậm chí bị sa thải vì bị phát hiện là người chuyển giới. Bên cạnh cơ hội xin việc hạn chế hơn, nhiều người còn gặp khó khăn về việc thuê nhà ở, tiếp cận giáo dục, hoà nhập cộng đồng. Trong khi đó, khả năng tiếp cận những dịch vụ sức khoẻ cũng hạn chế hơn. Đáng nói, nạn phân biệt đối xử, quấy rối và bạo lực đối với LGBT còn diễn ra phổ biến tại nơi công cộng. Hơn một phần ba người chuyển giới chia sẻ rằng bản thân đã từng bị quấy rối, thậm chí là cả về mặt thể xác.
Theo thống kê mới nhất của Ủy ban IDAHOBIT tại Úc, 75% thanh, thiếu niên thuộc cộng đồng LGBT trải qua một hình thức phân biệt đối xử nào đó tại Úc. Trong vòng 12 tháng qua, 77% người chuyển giới và giới tính đa dạng đã báo cáo bị phân biệt đối xử, trong đó có tới 39% trải qua các triệu chứng trầm cảm và 33% báo cáo mắc phải hội chứng lo âu xã hội.
Trong một bài viết mới đây trên tờ Guardian (Anh) cũng chỉ ra cuộc sống của những người trẻ thuộc cộng đồng LGBT ở Scotland “đang trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết”. Theo Báo cáo 5 năm của nhóm vận động và ủng hộ thanh niên LGBT tại Scotland, vào năm 2017 có tới 81% thanh niên LGBT được khảo sát tin rằng Scotland là môi trường sống lành mạnh dành cho cộng đồng này; nhưng lần đầu tiên trong vong 15 năm, con số này đã giảm xuống còn 65% vào năm 2022.
Theo đó, vấn nạn kỳ thị đồng tính tại nơi công cộng, trên các phương tiện truyền thông, nạn bắt nạt người LGBT trong trường học,… ngày càng gia tăng theo chiều hướng đáng lo ngại, khiến những người trẻ LGBT không còn cảm thấy an toàn trong những môi trường này.
Báo cáo này được công bố trong bối cảnh giới chức Scotland đang xem xét Dự luật cải cách công nhận giới tính, trong đó đặt ra các tiêu chí mới cho người muốn có được chứng chỉ công nhận giới tính. Hiện Dự luật vẫn đang vướng phải sự chỉ trích của dư luận vì đã “đơn giản hoá” vấn đề giới tính và có thể hạn chế quyền và nghĩa vụ, tăng thêm sự bất công đối với cộng đồng LGBT, đặc biệt là người chuyển giới.
Còn trong Báo cáo “Là người LGBT tại châu Á: Báo cáo Quốc gia Việt Nam” của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) năm 2021 cho thấy, mặc dù cộng đồng LGBT tại Việt Nam đã lớn mạnh trong những năm gần đây, người LGBT vẫn gặp phải sự kỳ thị và phân biệt đối xử đáng kể trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, việc làm, chăm sóc y tế, truyền thông và trong gia đình.
Trước thực tế phức tạp của nạn phân biệt đối xử và bạo lực, trong nhiều thập kỷ, phong trào bảo vệ quyền của người LGBT được diễn ra trong nhiều lĩnh vực như luật pháp, truyền thông, gia đình hay quân đội. Các vận động này đang tạo ra nhiều thay đổi tích cực và trở thành xu thế trên thế giới.

Ngày chống kỳ thị LGBT là ngày nào?
Trước khi được Liên Hợp Quốc công nhận, trong một thời gian dài ở Đức, ngày 17/5 được xem là Gay Day. Mãi cho đến ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Ngày 17/5/2014, với nỗ lực không ngừng của 24000 cá nhân và các tổ chức về LGBT lớn như: Hiệp hội đồng tính nữ và đồng tính nữ quốc tế ILGA, Ủy ban Nhân quyền Đồng tính và Đồng tính Quốc tế (IGLHRC), Hội nghị Thế giới của những người Do Thái LGBT và Liên minh Đồng tính nữ châu Phi... ngày 17/5 mới chính thức trở thành Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính, dị tính và chuyển giới (LGBT) - IDAHOBIT (International Day Against Homophobia, Biphobia, Interphobia & Transphobia) được Liên Hợp Quốc thông qua (gọi ngắn gọn là ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT).

Hiện Việt Nam có gần nửa triệu người chuyển giới, do các định kiến trong xã hội, họ thường chịu thiệt thòi trên nhiều phương diện, nhất là khi vẫn nằm ngoài sự bảo vệ của pháp luật.

Công nhận quyền chuyển đổi giới tính để bảo đảm quyền nhân thân chính đáng của các cá nhân trở thành nhu cầu bức thiết. Cũng vì thế kể từ khi Điều 37 Bộ Luật dân sự ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính có hiệu lực đến nay, các tổ chức do người chuyển giới sáng lập đã không ngừng nỗ lực trên hành trình thúc đẩy sớm ban hành một hành lang pháp lý phù hợp với họ. Và nhất là trước sáng kiến lập của ĐBQH Nguyễn Anh Trí về xây dựng Luật chuyển đổi giới tính, họ lại càng thêm hy vọng để nỗ lực hơn.

Hiện dự luật Chuyển đổi giới tính đang nhận được sự quan tâm của xã hội, có cơ hội được sớm đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội; Cũng vì thế mỗi thành viên trong cộng đồng người chuyển giới đều xem đây là thời điểm vàng để tích cực hơn nữa.

Nhiều người trong họ đã được xã hội thừa nhận về mặt hình thể, nhưng điều mong mỏi lớn nhất vẫn là đươc thừa nhận về mặt giấy tờ pháp lý. Biến mong mỏi thành động lực và hành động, họ lại tiếp sức cho nhau nỗ lực hơn nữa trên hành trình được thừa nhận bản thân.

International Day against gay, bisexual and transgender discrimination

LGBT is the abbreviation for lesbian, gay (Gay), bisexual transgender.
Terms like Gay, Lesbian, Bisexual use to describe a person’s sexual orientation, i.e. they have a different love and sexual attraction from heterosexuals (or Straight – people who are attracted to people of the opposite sex)

Gay is the word used to describe a man attracted to people of the same sex. Lesbian is a woman attracted to other women. Bisexual describes a person (male or female) attracted to both sexes.

Compared to heterosexuals, most female, gay, bisexual, transgender and all others who have a diverse sexual orientation, identity or gender expression have ever received some form of discrimination in the family, school, at work and outside society, even mental and physical violence. The reason is simple: Just because they have a gender orientation “different from normal”. This is a sore problem present in citizen societies around the globe. According to a 2016 study in the United States, one in 4 LGBT people will be discriminated against. That shows that, despite living in a country with a free civilization like the United States, the LGBT community has not received equal treatment compared to the heterosexual community. In federal government laws and most states have no clear regulations on this issue.

Accordingly, the problem of gay discrimination in public, in the media, bullying in LGBT people in schools, … is increasing in a disturbing direction, leaving young LGBT people no longer feel safe in these environments.
The report is published amid Scottish authorities are considering the Gender Recognition Reform Bill, which sets new criteria for those who want to obtain a certificate of gender recognition. The Bill is still entangled with criticism of public opinion for “simplifying” the gender issue and could limit rights and obligations, further injustice to the LGBT community, especially transgender people.
In the “As LGBT people in Asia: the United States Agency for International Development’s Vietnam National Report (USAID) and the United Nations Development Programme (UNDP) in 2021 shows that, although the LGBT community in Vietnam has grown in recent years, LGBT people still experience significant discrimination and discrimination in many different fields such as education, employment, health care, media and family.
In the face of the complex reality of discrimination and violence, for decades, the LGBT rights movement has been taking place in many areas such as law, media, family or military. These movements are creating many positive changes and becoming trends in the world.

What is the day against LGBT discrimination?


Before being recognized by the United Nations, for a long time in Germany, May 17 was considered Gay Day. It was not until May 17, 1990 that the World Health Organization (WHO) officially removed homosexuality from the list of mental illnesses. On May 17, 2014, with the relentless effort of 24,000 individuals and organizations on LGBT as the International Lesbian and Lesbian Association ILGA, the International Lesbian and Lesbian Human Rights Commission (IGLHRC), the World Conference of LGBT Jews and African Lesbian Union ... May 17 officially became the International Day Against Discrimination, Bisexual, Homophobia and Transphobia (International Day Against Homophobia, Biphobia, Interphobia & Transphobia) adopted by the United Nations (in short, International Day Against LGBT discrimination).