Lại lùm xùm máy mượn, máy đặt tại bệnh viện công

Linh Anh
Chuyện máy mượn, máy đặt tại bệnh viện công lại lùm xùm chưa có hồi kết, đặc biệt sau công văn của Bộ Tài chính khẳng định 'pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công không có quy định cơ quan, tổ chức, đơn vị được mượn tài sản để sử dụng.
Lại lùm xùm máy mượn, máy đặt tại bệnh viện công - Ảnh 1.

Hệ thống máy đặt, máy mượn từ các công ty trúng thầu hóa chất hoạt động hiệu quả tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN

Vấn đề này đang đặt các bệnh viện công ngồi trên đống lửa, bởi phần lớn danh mục kỹ thuật thiết yếu phục vụ cho chẩn đoán, điều trị bệnh nhân bấy lâu nay đều từ máy mượn - đặt. Ngoài nguy cơ phải tạm dừng các danh mục kỹ thuật thiết yếu, lãnh đạo các bệnh viện có thể đối diện với các vấn đề pháp lý liên quan (tuoitre.vn).

Theo tuoitre.vn Bộ Tài chính "tuýt còi" nhiều lần?.

Cụ thể: "Trong công văn gửi ngày 24/6 liên quan đến việc các công ty trúng thầu vật tư, hóa chất đặt trang thiết bị (máy mượn - đặt) để cơ sở y tế sử dụng, Bộ Tài chính khẳng định từ năm 2017 - 2019 đơn vị có ý kiến tại nhiều công văn gửi Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Đáng chú ý trong đó nhấn mạnh vấn đề "pháp luật hiện hành về quản lý và sử dụng tài sản công không có quy định việc cơ quan, tổ chức, đơn vị được mượn tài sản để sử dụng, đặc biệt là đơn vị sự nghiệp công cung cấp dịch vụ công".

Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị khám chữa bệnh không thực hiện máy mượn hoặc cho phép máy đặt trong bệnh viện nhằm tránh tình trạng phụ thuộc vào đơn vị cho mượn - đặt máy.

Trường hợp hóa chất, vật tư cần phải có để sử dụng máy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện thuê tài sản theo phương thức đấu thầu đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và Luật đấu thầu.

"Ý kiến của Bộ Tài chính là phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và đấu thầu; đảm bảo công khai, minh bạch trong đấu thầu vật tư, hóa chất phục vụ công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế", công văn do Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi ký, nêu quan điểm.

Ngoài vấn đề nêu trên, Bộ Tài chính cho rằng việc tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT hiện đang thực hiện theo điều 32 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung và chương V, VI của nghị định số 146 năm 2018. Trong các văn bản này "không có quy định các nội dung liên quan việc thanh toán các dịch vụ kỹ thuật sử dụng máy mượn - đặt do các đơn vị trúng thầu, vật tư".

Liên quan vấn đề này, theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ vào ngày 6-7, Bộ Y tế và Bộ Tài chính cũng có cuộc họp chung nhằm tháo gỡ nút thắt máy mượn - đặt. Bộ Y tế đang dự thảo báo cáo gửi Chính phủ, báo cáo về tình hình sử dụng máy mượn - đặt hiện nay, đồng thời đề xuất cho phép một "lộ trình" để các bệnh viện có thể mua sắm, đầu tư thuận lợi.

Song song đó là sửa các quy định hiện hành, bổ sung hướng dẫn riêng cho đấu thầu, mua sắm hóa chất trên các "máy đóng", bởi dù thiết bị có do bệnh viện mua sắm thì hóa chất vẫn từ nguồn cung cấp độc quyền" (https://tuoitre.vn/lai-lum-xum-may-muon-may-dat-tai-benh-vien-cong-20220707224000568.htm) .

Thông tin trên tuoitre.vn, "đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết chưa nhận được bất cứ thông tin chỉ đạo gì từ Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam sau công văn của Bộ Tài chính. Lãnh đạo bệnh viện nói hiện tại "không biết phải làm gì" sau công văn này, bởi trước đó đơn vị đã rất nhiều lần gửi kiến nghị phân tích toàn diện các yếu tố liên quan đến việc tại sao phải sử dụng máy mượn - đặt. "Nếu mua hóa chất có thể bị suy diễn chỉ định thầu hoặc thông thầu, nhưng không mua thì có tội với bệnh nhân, có máy nhưng không có hóa chất dù có xét nghiệm cũng không thể chẩn đoán được bệnh", vị này nói".

Còn Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu trung ương Bạch Quốc Khánh cho hay, các thiết bị xét nghiệm công thức máu, đông máu... của đơn vị đều là dạng "đặt - mượn". Hình thức chủ yếu là doanh nghiệp trúng thầu hóa chất rồi cung cấp máy, bởi đặc thù thiết bị hiện nay là "máy đóng", tức là thiết bị hãng nào thì phải dùng hóa chất hãng đó (https://tuoitre.vn/lai-lum-xum-may-muon-may-dat-tai-benh-vien-cong-20220707224000568.htm).

Ước tính hiện nay có đến 95%, thậm chí 98% bệnh viện cả nước sử dụng máy mượn - đặt đang hoạt động, nếu bảo hiểm dừng không chi trả ngay cho dịch vụ sử dụng nhóm thiết bị này thì các bệnh viện rất khó khăn. Giám đốc một bệnh viện trung ương khác chia sẻ "đang rất lúng túng, chưa biết phải làm sao". Hồi tháng 5 vừa qua, khi Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam có văn bản thông báo ngừng chi trả chi phí y tế phát sinh từ máy mượn - đặt, bệnh viện này đã tạm dừng sử dụng 3 ngày nhưng rồi buộc phải quay trở lại dùng.

"Khám chữa bệnh hiện nay không phải nhìn, sờ, gõ, nghe, mà cần xét nghiệm, chụp chiếu tùy theo tình trạng bệnh, chúng tôi buộc phải chấp nhận quay lại sử dụng nếu không thì khám chữa bệnh sẽ bị đình trệ, khó khăn chồng khó khăn", vị giám đốc này cho biết.

lai-lum-xum-may-muon-may-dat-tai-benh-vien-cong-dien-dan-du-lich-dulichvn-1657255434.jpg
lai-lum-xum-may-muon-may-dat-tai-benh-vien-cong-dien-dan-du-lich-dulichvn-1-1657255434.jpg
Ảnh chụp bài viết trên tuoitre.vn