Những điều khách sạn cần biết về người đang có nhu cầu "du lịch trải nghiệm"
Hiện tại là thời điểm tốt cho việc kinh doanh du lịch trải nghiệm (travel experience, experience tourism), khi dần bắt kịp tốc độ phục hồi sau dịch so với hàng không và đặt phòng trực tuyến. Trên thực tế, du lịch trải nghiệm đang phát triển nhanh hơn tổng thị trường du lịch – theo Phocuswright; cũng theo công ty này, trong năm tới thì giá trị thị trường của mảng này sẽ có trị giá khoảng 183 tỷ USD.
Cho nên, đây là cơ hội rõ ràng không chỉ với các công ty tour, mà còn với các khách sạn. Trong bài viết sau, hãy cùng đào sâu vào thị trường này để hiểu rõ hành vi khách du lịch, cụ thể ở Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Đức nhằm có những chuẩn bị tốt nhất nhằm đón đầu sự phát triển này.
Du lịch trải nghiệm dần bắt kịp tốc độ phục hồi sau dịch so với hàng không và đặt phòng trực tuyến.
Khách du lịch tìm kiếm như thế nào?
Du lịch trải nghiệm hiện vẫn là một thị trường phân mảnh, nhất là so với các mảng du lịch khác. Khi người dùng đặt phòng khách sạn, máy bay… hay đặt tour cho chuyến đi của mình, mọi thứ có vẻ diễn ra nhanh chóng và đơn giản. Nhưng đằng sau đó là nhiều tính toán và tinh chỉnh để trải nghiệm của khách hàng luôn được đảm bảo.
Khi người dùng không chắc chắn với quyết định của mình, họ sẽ dùng Google Search để có thêm thông tin. Greenberg thực hiện một nghiên cứu và nhận ra rằng, trước 12 tuần diễn ra chuyến du lịch, lượng tìm kiếm về trải nghiệm sẽ hơn gấp 3 lần so với tìm kiếm thông tin khách sạn, và 8 lần với các chuyến bay. Còn trong chuyến đi, lượng sẽ giảm xuống còn 6 lần cho cả chuyến bay và di chuyển đường bộ. Rõ ràng, các tìm kiếm thông tin của trải nghiệm vẫn ổn định về số lượng trong 12 tuần đầu của chuyến đi.
Nếu bạn chưa hiểu điều này đem lại giá trị gì, hãy lưu ý rằng – bất kỳ điều gì khách hàng tìm kiếm, bất kỳ thông tin nào mà họ cần – cũng đều là cơ hội để bạn tương tác với họ. Ngay cả khi đang bán phòng, hãy đừng chỉ tập trung vào giá bán và khuyến mãi, mà hãy nói thêm về những trải nghiệm họ có được khi chọn căn phòng ấy. Xu hướng content video đang lên ngôi, hãy quay và biên tập các đoạn video ngắn về không gian phòng, trải nghiệm địa phương và chia sẻ nó lên mạng xã hội. Đó là một cách thu hút khách đặt phòng đầy hiệu quả.
Lập kế hoạch hay đặt phòng tại điểm đến?
Nghiên cứu trên của Greenberg cũng chỉ ra sự khác biệt giữa các nhóm khách du lịch. Các khách du lịch đặt phòng từ trước có xu hướng chi tiêu nhiều hơn 47% cho chỗ ở và 81% cho đi lại so với những người đặt phòng tại điểm đến, biến họ trở thành đối tượng có giá trị, đặc biệt là với các khách sạn, công ty du lịch có nhiều danh mục sản phẩm bán hàng.
Nhưng trong số các tour du lịch trải nghiệm, có đến 48% lượt đặt ngay tại điểm đến, và phần lớn các tìm kiếm tại đó diễn ra trên mobile. Xu hướng du lịch trải nghiệm tương đồng với nghiên cứu khác của Greenberg với tệp 1 nghìn hành vi trực tuyến: tìm kiếm trên đa thiết bị diễn ra trong phạm vi 3 tháng trước chuyến đi, và mobile chiếm ưu thế với 54% ngay tại điểm đến.
Nói cách khác, dù cho mobile phổ biến và trải nghiệm của người dùng là rất quan trọng trong tất các phân khúc, nhưng nếu chỉ tập trung vào phân khúc trải nghiệm, bạn sẽ có nguy cơ mất một nửa lượt đặt phòng trực tuyến.
Những lựa chọn gần nhà
Một phân khúc khác ít được khai thác là những người không đi du lịch, bạn vẫn có thể khiến họ chi tiền, đó là những người không đi du lịch. Đại dịch khiến nhiều người không thể ra khỏi nhà nhưng họ rất muốn ra khỏi nhà, hành vi tìm kiếm cụm "việc cần làm/ hoạt động" + "gần tôi/ gần đây" tăng gấp 6 lần trong 2 năm qua phản ánh nhu cầu này. Hãy mở rộng phạm vi bán vé và dịch vụ, như vé bảo tàng, trải nghiệm ẩm thực… để tiếp cận nhiều đối tượng hơn, đừng nên bỏ qua những người gần bạn.
Cuối cùng, du lịch trải nghiệm không phải là xu hướng nhất thời. Nó sẽ là động lực, lý do để mọi người đi du lịch. Đây sẽ là cơ hội cho các khách sạn, kênh bán phòng tiếp cận và giành phần lớn thị phần của miếng bánh du lịch. Để có sự chuẩn bị tốt nhất, hãy đưa khách sạn của mình lên Free Booking Links để tăng phạm vi phủ sóng khách hàng.