Thêm thông tin hứu ích về ẩm thực để chuẩn bị cho những chuyến du lịch sau khi dịch Covid-19 ổn định. Giới thiệu với mọi người bài viết trên Zing để làm tư liệu bỏ túi, sẵn sàng trải nghiệm ẩm thực khi đến miền Tây ngày hè nha....
1. Nguyên liệu chính của bún ba khía là gì? Bún tươi, ba khía hấp nước dừa, nước mắm chua ngọt Bún tươi, ba khía quay tiêu, nước cốt dừa Bún tươi, ba khía rang me, nước sốt đậu phộng Bún ba khía mang hương vị ẩm thực đặc trưng của người dân vùng sông nước, được bán phổ biến ở Hà Tiên (Kiên Giang). Món ăn gồm bún tươi và ba khía hấp nước dừa. Ngoài ra, nước mắm chua ngọt góp phần tạo sự đậm đà. Ba khía không nhiều thịt do đó một tô bún có thể khiến bạn không đủ no, chỉ phù hợp ăn chơi. Ảnh: An Huỳnh. |
2. Trong hình là món bún nào? Bún kèn Bún quậy Bún bì Nhâm nhi bún bì là trải nghiệm không thể bỏ qua trong chuyến vi vu ở miền Tây. Một phần thường gồm rau, bún, bì lợn, đồ chua, đậu phộng giã dập, rau, giá, dưa leo, nước mắm. Người chế biến có thể thêm nem, thịt nướng hay chả giò để món ăn chất lượng. Khi thưởng thức, thực khách trộn đều các nguyên liệu để cảm nhận hương vị thanh mát. Ảnh: Yensplate. |
3. Bún nhâm có thành phần chính nào? Cá khô Cua rời Tôm khô Bún nhâm là kiểu bún khô gồm các thành phần như bún tươi, đu đủ sống bào sợi, bắp chuối xắt sợi, rau sống, tôm khô (được xay cho bông lên). Nước chấm của bún nhâm được pha chế từ nước cốt cá, nước cốt dừa, nước mắm mặn và các loại gia vị khác nhau. Món ăn có sắc màu hấp dẫn, đầy đủ hương vị mặn, ngọt, chua, cay, béo bùi. Ảnh: Hoan.nguyen.mildseven. |
4. Bún xiêm lo có xuất xứ từ nước nào? Campuchia Lào Thái Lan Bún xiêm lo có nguồn gốc từ Campuchia. Đây còn là hương vị độc đáo trong ẩm thực Long An với điểm nhấn là thịt cá biển tươi được luộc chín, rồi giã nhuyễn cùng tỏi, sả, nghệ, ngải bún. Nước dùng nóng hổi, có mùi thơm đặc trưng của cá lóc, nghệ tươi cùng vị ngọt tự nhiên. Tại nhiều tỉnh miền Tây, tô bún còn được thêm ít da heo luộc cắt miếng vuông. Thức ăn kèm gồm giá sống, rau tai tượng xắt nhỏ, muối ớt chanh... Ảnh: Hug.blm. |
5. Bún nước lèo có hương vị của loại mắm nào? Mắm bò hóc Mắm rươi Mắm ba khía Bún nước lèo thịnh hành tại nhiều địa phương như Kiên Giang, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Nước dùng được chế biến từ mắm bò hóc, loại mắm đặc biệt của người Khmer. Thịt heo quay, cá đồng và các loại rau thơm góp phần tạo sự tinh túy cho món ăn dân dã này. Ảnh: Haivyd. |
6. Sóc Trăng hút khách với món bún nào? Bún gỏi dà Bún vịt nấu tiêu Cả 2 món trên Nếu đến Sóc Trăng, bạn khó lòng bỏ qua món bún gỏi dà. Thành phần chính gồm tôm (tép), thịt ba rọi, rau thơm, tương xay, lạc rang và nước dùng. Ngoài ra, bún vịt nấu tiêu cũng là gợi ý đáng thử. Phiên bản ẩm thực này ảnh hưởng từ món vịt tiềm của người Tiều. Thực khách thưởng thức bún vịt nấu tiêu cùng rau muống chẻ, bắp chuối bào, rau quế, chanh, giá sống... Đặc biệt, thành phần chính không chỉ có thịt vịt mà còn có cả tiết và lòng vịt. Ảnh: Cate_anhdiep. |
7. Bún suông là đặc sản của địa phương nào? Trà VinhAn GiangĐồng Tháp Bún suông hay bún đuông có xuất xứ từ Trà Vinh. Tên gọi lạ tai của món xuất phát từ phần thịt tôm giã ra rồi trộn với bột, tẩm gia vị vừa ăn, nặn thành hình giống con đuông dừa và nấu với lửa vừa để giữ được độ dẻo. Nước dùng đậm đà nhờ xương heo, vị ngọt thanh từ vỏ tôm, mực khô quyện độ chua nhẹ của me... Ảnh: Foodholicvn. |