Thông tin này được đăng tải trên Thương hiệu và Công luận lúc 20h ngày 6/10/2021.
Theo bài viết, nước súc miệng Neco, Cốt Thiên Ngọc Neco và xịt thơm miệng Neco của công ty TNHH TM&DV Cstar quảng cáo vi phạm quy định pháp luật về mỹ phẩm. Những sản phẩm kể trên của công ty Cstar chỉ là mỹ phẩm nhưng lại được quảng cáo công dụng như một loại thuốc chữa bệnh. Đáng chú ý nhất, sản phẩm nước súc họng Neco được công ty Cstar quảng bá với nhiều thông tin gây hiểu nhầm cho người sử dụng đây là một loại sản phẩm có khả năng phòng và điều trị Covid-19.
Cụ thể, các sản phẩm này đang được quảng cáo có công dụng diệt trừ covid, ngăn ngừa được virus Corona đã được Bộ Y tế cấp phép. Nghiêm trọng hơn, sản phẩm tinh dầu, xịt thơm miệng lại được quảng cáo có thể trị bách bệnh về răng miệng như một loại “thuốc thần”.
Được biết, công ty TNHH TM & DV Cstar có địa chỉ tại 228 Lệ Ninh kéo dài, phường Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An do bà Hoàng Thị Thuận (Nya Chi) giữ chức vụ tổng giám đốc.
Tạp chí Thương hiệu và Công luận cho hay, 'trang facebook với tên Nya Chi có hơn 61.000 người theo dõi được cho là của bà Hoàng Thị Thuận - CEO công ty Cstar và hàng loạt tài khoản được cho là của các đại lý, NPP của thương hiệu Neco mới đây đã liên tục đăng tải loạt bài viết, video quảng cáo lan truyền thông tin về sản phẩm nước súc họng Neco sắp ra mắt với những nội dung “sản phẩm súc họng chặn covid số 1 hiện nay”; “Nước súc họng NECO mang một sứ mệnh đặc biệt đối với thế giới, phòng ngừa và tiêu diệt vi rút corona cực kỳ hiệu quả bởi thành phần đặc biệt có tác dụng diệt Virus đỉnh cao nhất hiện nay” hay “Siêu phẩm của năm 2021: Súc họng Neco - Sản phẩm có khả năng phòng ngừa các Bệnh về răng miệng và tiêu diệt virus Corona Cực kỳ hiệu quả được Bộ Y tế cấp phép và khuyên dùng để phòng ngừa dịch bệnh”'.
Không chỉ có vậy, 'công ty này còn khẳng định chắc nịch: “Đã có rất nhiều trường hợp đã được chữa khỏi với phương pháp này. Dù chưa nhiễm hay đã nhiễm thì đây là 1 phương pháp cực kì hiệu quả trong công tác phòng chống dịch”; “Bộ Y tế Việt Nam khuyến khích sử dụng phương pháp này”; “Phải gọi đây là một sản phẩm đáng mong chờ nhất năm - sản phẩm của thế kỷ”; “ Đẳng cấp thay là trên thị trường lại cực hiếm sản phẩm làm được điều này ngoài súc họng Neco. Nếu có thì chất lượng & sức mạnh đánh bại Covi thua xa Neco”- - Thương hiệu và Công luận nêu.
Cần xử lý nghiêm!
Phóng viên của Tạp chí Thương hiệu và Công luận khẳng định, 'hiện nay Bộ Y tế chưa từng công bố cũng như cấp phép cho sản phẩm nước súc miệng nào có tác dụng tiêu diệt covid-19'.
Do vậy, công ty TNHH TM&DV Cstar lan truyền trên các phương tiện truyền thông những thông tin gây hiểu nhầm cho người sử dụng về khả năng phòng và điều trị Covid-19 của các sản phẩm nêu trên là mang tính chủ quan, thiếu cơ sở. Đồng thời, tạp chí này cũng đặt câu hỏi 'Liệu những nội dung đang được quảng cáo rầm rộ này đã được cơ quan chức năng cấp phép hay chưa?'.
Việc công ty Cstar đang quảng cáo, “bơm” vào nhận thức khách hàng sản phẩm nước súc họng Neco có khả năng diệt trừ bệnh dịch, khách hàng chỉ cần sử dụng nước súc miệng Neco là yên tâm đã phòng ngừa và loại bỏ được virus Corona khiến tạo sự hiểu lầm cho người tiêu dùng. Thương hiệu và Công luận cũng đã đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý sai phạm theo quy định (nếu có) nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
Nhiều hình ảnh về nước súc họng NECO được quảng cáo trên mạng xã hội - Ảnh: Thương hiệu và Công luận
Theo luật sư Tào Văn Đức (công ty luật Tín phát và Cộng sự, đoàn Luật sư TP. Hà Nội), Thông tư 06/2011/TT-BYT có quy định rõ về cách đặt tên và ghi công dụng đối với các sản phẩm mỹ phẩm. Quảng cáo gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng không đúng theo quy định là hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo mỹ phẩm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Đồng thời, buộc cải chính thông tin và tháo gỡ hoặc xóa quảng cáo theo quy định tại Điều 69, Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn tiếp tục quảng cáo gian dối, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội quảng cáo gian dối theo Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với các hình thức như: Phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ tùy theo mức độ vi phạm.
Theo luật sư Tào Văn Đức (công ty luật Tín phát và Cộng sự, đoàn Luật sư TP. Hà Nội), Thông tư 06/2011/TT-BYT có quy định rõ về cách đặt tên và ghi công dụng đối với các sản phẩm mỹ phẩm. Quảng cáo gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng không đúng theo quy định là hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo mỹ phẩm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Đồng thời, buộc cải chính thông tin và tháo gỡ hoặc xóa quảng cáo theo quy định tại Điều 69, Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn tiếp tục quảng cáo gian dối, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội quảng cáo gian dối theo Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với các hình thức như: Phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ tùy theo mức độ vi phạm.