Để du lịch nội địa 'cán đích' 5 triệu khách quốc tế

Minh Hoàng
Để "về đích", theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh, trước mắt cần khai thác tốt các thị trường đã kết nối lại hàng không như Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, Australia, ASEAN. Sau đó, chuyển hướng khai thác thị trường mới, có khả năng tăng trưởng như Ấn Độ, Mỹ, Trung Đông. Tổng cục Du lịch sẽ kết nối, phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp, hãng hàng không và Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch triển khai Chương trình “Live fully in Vietnam” theo 5 nội dung.
de-du-lich-noi-dia-can-dich-5-trieu-khach-quoc-te-dien-dan-du-lich-dulichvn-1658737432.jpg
Để du lịch nội địa "cán đích" 5 triệu khách quốc tế

Năm 2022, Việt Nam đặt mục tiêu đón 5 triệu khách quốc tế, trung bình mỗi tháng còn lại, Việt Nam cần đón được trên 650.000 khách. 6 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam mới đạt 602.000 lượt người, gấp 6,8 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm gần 93% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

Theo thông tin trên congly, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh nhận định, để "về đích", ngành Du lịch trước mắt cần khai thác tốt các thị trường đã kết nối lại hàng không như Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, Australia, ASEAN. Sau đó, chuyển hướng khai thác thị trường mới, có khả năng tăng trưởng như Ấn Độ, Mỹ, Trung Đông.

Tổng cục Du lịch sẽ kết nối, phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp, hãng hàng không và Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch triển khai Chương trình “Live fully in Vietnam” theo 5 nội dung. Đó là:

Thứ nhất, tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Tây Âu, Australia và New Zeland.

Thứ hai, tham gia tổ chức gian hàng du lịch Việt Nam và các hoạt động xúc tiến tại hội chợ du lịch quốc tế Nhật Bản (tại Nhật Bản vào tháng 9/2022) và hội chợ Du lịch thế giới (tại London vào tháng 11/2022).

Thứ ba, phối hợp với các hãng hàng không triển khai các gói kích cầu, áp dụng cho các đường bay để cùng thu hút nhanh khách vào Việt Nam.

Thứ tư, tổ chức chương trình khảo sát tại Việt Nam cho hãng lữ hành, báo chí từ châu Âu, Hàn Quốc, Mỹ; phát huy vai trò Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ kết nối lại doanh nghiệp du lịch Việt Nam với các đối tác nước ngoài sau khi bị gián đoạn bởi Covid-19.

Thứ năm, đẩy mạnh hoạt động marketing, chuyển đổi số và tăng cường ứng dụng công nghệ để tiếp cận thị trường hiệu quả hơn.

Trong đó, giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch cần hướng tới là tăng cường vai trò định hướng và điều phối công tác quảng bá, xúc tiến du lịch của Cơ quan quản lý du lịch quốc gia. Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ quảng bá, xúc tiến du lịch; đặc biệt là phát huy vai trò của Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch vừa được đưa vào hoạt động.

Song song với đó, tăng cường kết nối và hợp tác công tư, thu hút tham gia của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp du lịch, các hãng hàng không triển khai đồng bộ các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Đổi mới, đa dạng hóa các phương thức quảng bá, xúc tiến du lịch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch.