'Học tập kết hợp thực tiễn tại Đại học RMIT Việt Nam' - chìa khóa thành công cho đào tạo về du lịch và khách sạn

Thúy Hằng
Chương trình Cử nhân Quản trị Du lịch và Khách sạn tại Đại học RMIT Việt Nam đang mở rộng hoạt động học tập kết hợp thực tiễn để phát triển kỹ năng làm việc cho sinh viên và kết nối các nhà tuyển dụng Việt Nam với nhân lực chất lượng.

'Học tập kết hợp thực tiễn tại Đại học RMIT Việt Nam'

hoc-tap-ket-hop-thuc-tien-chia-khoa-thanh-cong-cho-dao-tao-ve-du-lich-va-khach-san-tai-dai-hoc-rmit-viet-nam-dien-dan-du-lich-dulichvn-2-1675157074.jpg
Sinh viên RMIT trải nghiệm học tập thực tế tại bếp ăn chuyên nghiệp của Q Industries

Đại dịch đang suy giảm và du lịch đang trở lại mạnh mẽ. Nếu theo dõi tin tức thời sự, có thể thấy các doanh nghiệp du lịch đang mở rộng hoạt động, các khách sạn đang được xây dựng mới và nhiều hãng hàng không đang trang bị thêm máy bay. Cùng với đó, ngày càng có nhiều cơ hội để các bạn trẻ thông minh và năng động tham gia vào ngành du lịch và khách sạn, tiến tới trở thành lãnh đạo doanh nghiệp và quản lý cấp cao trong tương lai.

Chìa khóa để thành công trong ngành quản trị du lịch và khách sạn là được giáo dục đào tạo chính quy nhằm tối đa hóa các kỹ năng và kiến thức quản trị. Và một giải pháp sáng tạo để chuẩn bị cho sinh viên sẵn sàng làm việc trong thế giới thực là phương pháp “học tập kết hợp thực tiễn” (work integrated learning - WIL).

Phương pháp này là một trong những trụ cột cơ bản của chương trình Cử nhân Quản trị Du lịch và Khách sạn tại Đại học RMIT Việt Nam. Tại đây, sinh viên được tiếp cận kiến thức thiết yếu về: chiến lược và thông lệ du lịch - khách sạn trong nước và quốc tế, cơ quan quản lý và khuôn khổ pháp lý, chiến lược và kỹ năng quản trị, quản trị khủng hoảng và rủi ro. Sinh viên được trau dồi khả năng lãnh đạo, hiểu biết đa văn hóa, năng lực phân tích và năng lực kỹ thuật, kỹ năng giải quyết vấn đề và giao tiếp...

hoc-tap-ket-hop-thuc-tien-chia-khoa-thanh-cong-cho-dao-tao-ve-du-lich-va-khach-san-tai-dai-hoc-rmit-viet-nam-dien-dan-du-lich-dulichvn-1-1675157167.jpg
Sinh viên RMIT phục vụ tại tiệc chiêu đãi chào mừng Tổng thống Uganda trong một chuyến thăm chính thức Việt Nam gần đây

Chương trình tích hợp cách đánh giá xác thực và học tập kết hợp thực tiễn trong tất cả các môn học. Hoạt động điển hình trong lớp học bao gồm các dự án với đối tác trong ngành nhằm lập kế hoạch và thiết kế các trải nghiệm du lịch và khách sạn. Sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa như trải nghiệm học tập tại bếp ăn chuyên nghiệp, các chuyến đi thực địa để tìm hiểu về vấn đề sinh thái tại các điểm du lịch kết hợp với hoạt động dọn rác, tham quan khách sạn, địa điểm ăn uống v.v. Học viên cũng có thể hoàn thành kỳ thực tập trong năm cuối để thu được nhiều kinh nghiệm thực tế sâu sắc hơn.

Chị Hoàng Linh Giang, sinh viên tốt nghiệp RMIT năm 2022 và hiện đang làm việc cho khách sạn Sheraton Hà Nội, cho biết: “Tốt nghiệp chương trình Quản trị Du lịch và Khách sạn RMIT, tôi cảm thấy may mắn vì đã có trải nghiệm học tập rất sát với thực tế công việc. Các buổi tham quan khách sạn 5 sao, các chuyến đi thực địa và các chương trình thực tập đã giúp tôi phát triển kỹ năng cần thiết như giải quyết vấn đề, thích ứng linh hoạt và làm việc nhóm, nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc”.

Các đối tác trong ngành là yếu tố quan trọng của chương trình học, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận các cố vấn chuyên nghiệp, diễn giả khách mời và cơ hội thực tập. Các đối tác ngành và ban cố vấn cho chương trình bao gồm đại diện các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch và khách sạn như InterContinental Hotels Group, Accor Hotels, Marriott International, Hiệp hội Du lịch châu Á-Thái Bình Dương (PATA), các cơ quan quản lý như Tổng cục Du lịch Việt Nam, và các doanh nghiệp xã hội như KOTO và Khau Phạ Friends.

Một đặc điểm bám sát thực tế nữa là cấu trúc chương trình học, bao gồm ba giai đoạn trải nghiệm học tập cho sinh viên: Năm 1 (Khám phá) trong đó các khóa học được thiết kế để giúp sinh viên tiếp xúc với ngành; Năm 2 (Trải nghiệm) giúp sinh viên có mức độ tương tác với ngành thông qua các hoạt động học tập và bài tập liên quan đến ngành; Năm 3 (Tham gia) cho phép sinh viên tiếp cận trực tiếp hơn với các tổ chức trong ngành thông qua thực tập hoặc các dự án với đối tác trong ngành. Cấu trúc chương trình này cho phép sinh viên dần dần xây dựng nền tảng trên cả ba lĩnh vực chính là Du lịch, Khách sạn và Quản trị.

Tác giả: Tiến sĩ Jackie Ong Lei Tin và Tiến sĩ Daisy Kanagasapapathy, Đại học RMIT Việt Nam

(Tạp chí Du lịch)