"Cẩm nang sinh tồn cho ngành du lịch, khách sạn Việt Nam"
Giáo dục, đào tạo và phát triển con người là nhiệm vụ trọng yếu nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành du lịch, khách sạn đang trên đà phục hồi nhanh chóng.
Một báo cáo của công ty tư vấn McKinsey vào năm 2021 nhận định rằng một khi hồi phục sau COVID-19, ngành du lịch sẽ lấy lại đà tăng trưởng trước kia và tổng chi tiêu cho du lịch nội địa và quốc tế có thể tiệm cận 40 tỉ đô la Mỹ vào năm 2030, tăng gần gấp đôi so với trước đại dịch.
Tiến sĩ Jackie Ong, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản trị du lịch và khách sạn tại Đại học RMIT Việt Nam, nhấn mạnh rằng “ngành du lịch trên toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ và mọi người đang tự tin và hào hứng đi du lịch. Việt Nam có nhiều lợi thế thu hút khách du lịch nhờ sản phẩm và tài nguyên du lịch phong phú”.
Bà cũng chỉ ra rằng việc Việt Nam giành giải thưởng ở 16 hạng mục hàng đầu trong khuôn khổ Giải thưởng Du lịch Thế giới 2022 cho thấy tính hấp dẫn của nền văn hóa của các dân tộc thiểu số cũng như trải nghiệm độc đáo cho du khách với giá cả phải chăng.
Tuy nhiên, Việt Nam sẽ chỉ có thể đạt được các mục tiêu đề ra nếu chất lượng dịch vụ cũng được cải thiện tương ứng. Dự báo của Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho thấy, đến năm 2025 chỉ riêng các cơ sở lưu trú du lịch sẽ cần hơn 800.000 lao động. Nhưng theo đánh giá của Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro, Phó chủ nhiệm bộ môn kiêm Trưởng nhóm nghiên cứu ngành Quản trị du lịch và khách sạn tại RMIT Việt Nam, năng lực đào tạo hiện tại mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu lao động.
Tiến sĩ Ribeiro nhận định, hiện có hai nhóm năng lực đang thiếu trầm trọng trong ngành du lịch Việt Nam.
“Đầu tiên, chúng ta cần các quản lý cấp trung và cấp thấp có chuyên môn tài chính vững chắc, đặc biệt là trong lĩnh vực quản trị khách sạn, cũng như thông thạo các công cụ tài chính đặc thù của ngành khách sạn”.
“Thứ hai và quan trọng hơn cả, chúng ta cần các chuyên gia du lịch và khách sạn có chuyên môn vững vàng về chất lượng dịch vụ, đáp ứng được kỳ vọng của khách du lịch nội địa và quốc tế”, ông nói.
Điều khiến cho tình hình hiện tại trầm trọng hơn là đại dịch COVID-19 (mà hiện nay có thể coi là bệnh đặc hữu) đã khiến một bộ phận lao động trong ngành khách sạn chuyển sang làm ở các lĩnh vực khác như bất động sản, khiến ngành du lịch càng thiếu hụt lao động có kỹ năng.
Tiến sĩ Ribeiro nhận định: “Ngành khách sạn nỗ lực giảm thiếu hụt nhân lực bằng cách tuyển dụng nhân sự nước ngoài hay ‘câu’ người từ các lĩnh vực dịch vụ khác về làm việc. Phương án thứ hai không lý tưởng chút nào bởi phần lớn những lao động này không đủ năng lực và chưa được đào tạo về du lịch và khách sạn. Điều này khiến tiêu chuẩn dịch vụ giảm sút, nhân viên nghỉ việc nhiều và khách hàng không hài lòng”.
Hơn nữa, COVID-19 khiến số sinh viên theo học ngành du lịch và khách sạn tại Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng. Các nghiên cứu được thực hiện trong thời gian xảy ra đại dịch cũng cho thấy yêu cầu hạn chế đi lại và giãn cách xã hội khiến tương tác với khách hàng bị giảm thiểu, tạo ra thách thức đáng kể cho sinh viên đi thực tập để lấy kinh nghiệm thực tế.
Tiến sĩ Lương Thanh Thảo, giảng viên Quản trị nguồn nhân lực tại RMIT Việt Nam, chỉ ra rằng “ngay cả trước khi COVID-19 bùng phát, chất lượng đã là vấn đề nghiêm trọng với các cơ sở đào tạo du lịch, khách sạn trong nước. Đây là một trong những lý do khiến sinh viên dè dặt khi chọn học ngành này vì chương trình đào tạo thường cho thấy sự thiếu nhất quán trong cách thiết kế và phát triển chương trình, cũng như mối liên kết lỏng lẻo giữa các tổ chức, doanh nghiệp với nhà trường”.
Nghiên cứu cho thấy việc thiếu cán bộ giảng dạy với nền tảng học vấn đầy đủ và kinh nghiệm thực tế trong ngành cũng gây ảnh hưởng đến các chương trình đào tạo.
Tiến sĩ Thảo cho biết: “Liên quan đến cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực dịch vụ này, các trường phải tập trung mạnh vào việc thiết kế lớp học và không gian đào tạo nhằm thúc đẩy học tập thực nghiệm và tương tác”.
“Các trường nên xây dựng môi trường trải nghiệm khách sạn mô phỏng hiện đại ngay trong khuôn viên nhà trường để nâng cao chất lượng dạy và học trong ngành này”, bà nhận định.
Ông Thái Phước Vũ, Tổng giám đốc khách sạn Novotel Saigon Centre, chia sẻ một số bí quyết đào tạo hiệu quả nhằm nuôi dưỡng nhân tài hiện đang làm việc trong lĩnh vực khách sạn. Ông đặc biệt đề cao tương tác giữa người và người trong công tác đào tạo, giúp người học có thêm cảm hứng trau dồi kiến thức.
“Nhân viên khách sạn có thể từng hào hứng với việc học trực tuyến khi phương thức đào tạo này mới được triển khai. Tuy nhiên, khi đã quen với cách học này thì họ lại có khuynh hướng tham gia ít tích cực hơn. Một cách tiếp cận hiệu quả hơn là tổ chức các buổi trao đổi, hỏi thăm nhân viên, để cấp quản lý trực tiếp có thể ngồi xuống và thảo luận riêng với từng nhân viên cấp dưới”, ông Vũ gợi ý.
Ông bổ sung thêm: “Khi tiến hành đào tạo cho nhân viên khách sạn, cần chú trọng tạo cơ hội cho nhân viên, đặc biệt là cấp giám sát và quản lý, chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết và kiến thức thực tế của họ”.
“Đồng sáng tạo tri thức là một phương thức học tập rất hiệu quả cho những người làm nghề khách sạn. Cách đào tạo quá bài bản và lý thuyết có thể không hiệu quả trong việc thu hút sự quan tâm của nhân lực ngành này”, ông Vũ nói.
Theo lý thuyết chiều văn hóa của Hofstede, Việt Nam là một trong những quốc gia theo chủ nghĩa tập thể nhiều nhất trên thế giới. Và đây chính là cơ hội để phát triển các chương trình cố vấn thân mật, vốn được chứng minh là có hiệu quả và tăng thêm giá trị cho các chương trình cố vấn bài bản.
Tiến sĩ Thảo cũng nhận định rằng ba bên liên quan quan trọng, gồm các cơ quan chính phủ, tổ chức giáo dục và doanh nghiệp trong ngành, cần cùng hành động để giải quyết vấn đề chất lượng của hệ thống giáo dục du lịch, khách sạn tại Việt Nam.
“Chúng ta cần các hướng dẫn và hỗ trợ có hệ thống hơn từ chính phủ và doanh nghiệp trong ngành. Cụ thể, chính phủ nên xây dựng các cơ chế giúp thiết lập và sắp xếp mối quan hệ hợp tác và truyền thông giữa các tổ chức giáo dục và người làm trong ngành”, bà nói.
Trong khi đó, Tiến sĩ Ribeiro khẳng định rằng ngành du lịch đang phục hồi nhanh chóng sau COVID-19. Ông nói: “Chúng ta sẽ cần nhiều lao động hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Vậy câu hỏi đặt ra liệu chúng ta có thể đào tạo ra được những cá nhân phù hợp với công việc hay không? Nhiệm vụ này có thể khả thi nếu chúng ta khôn khéo trong đào tạo và đẩy mạnh hợp tác giữa các bên liên quan”.
The essential survival guide for Vietnam’s hospitality sector
Education, training and development are crucial to meeting the talent demand of the quickly recovering tourism and hospitality sector.
As the dramatic recovery of the tourism sector continues its momentum, Vietnam is expecting 110 million tourists this year, including eight million visitors from abroad. By 2025, foreign tourist arrivals to Vietnam is anticipated to reach 18 million, and by 2030 this figure would be 35 million.
A McKinsey report from 2021 further suggests that once tourism has recovered from COVID-19, the growth momentum will resume as domestic and inbound tourism expenditures could reach nearly US$40 billion by 2030, almost doubling the pre-pandemic size.
Dr Jackie Ong, Senior Program Manager of the Tourism and Hospitality Management program at RMIT University Vietnam, emphasised that “globally, the tourism industry is picking up strongly, and people are confident and excited to travel. Vietnam has many advantages to attract tourists with its abundance of tourism products and resources.”
She added that Vietnam has clinched 16 top award categories of the 2022 World Travel Awards, evidencing fascinating cultures of ethnic minorities and unique experiences for travellers at affordable prices.
However, Vietnam would only be able to achieve the projected numbers if the service capacity also grows. Estimates by the Vietnam Tourism Association show that by 2025, Vietnam will need over 800,000 people working in accommodation establishments alone. Yet the current training capacity can only meet one-third of the labour demand, according to Dr Nuno F. Ribeiro, Deputy Senior Program Manager and Research Cluster Lead of the Tourism and Hospitality Management program at RMIT Vietnam.
Dr Ribeiro believes there are two sets of talent that are currently seriously lacking in Vietnam’s tourism sector.
“First, we need managers at the entry and middle level with solid financial expertise, particularly in the realm of hospitality management, and who are familiar with the specific financial tools of hospitality.
“Second, and most importantly, we need tourism and hospitality professionals with solid expertise in service quality, meeting the expectations of travellers in/coming to Vietnam,” he said.
To make the matter worse, the current pandemic (or endemic by now) diverted the hospitality workforce into different sectors, such as real estate, which aggravated the skill shortage in the industry.
Dr Ribeiro explained: “The hospitality sector has tried to reduce the talent gap by recruiting expats and ‘stealing’ people from other service sectors. The latter is far from ideal as the vast majority of them are not qualified, nor do they have any training in tourism and hospitality. This has resulted in poor standards of service, employee turnover, and client dissatisfaction.”
Moreover, COVID-19 has caused a major decline in the number of students enrolled in tourism and hospitality academic programs in Vietnam. Studies conducted during the pandemic time have also shown that restrictions on travelling and physical distancing requirements caused guest interactions to be kept at a minimum level and created significant challenges for students to acquire practical learning experience through internship programs.
Dr Luong Thanh Thao, Human Resource Management Lecturer at RMIT Vietnam pointed out that “even before the outbreak of COVID-19, there had been significant quality issues in the local tourism and hospitality training institutions. This is one of the reasons students hesitate to choose this profession since the training programs often show inconsistent standards in curriculum design and program development, as well as weak education-industry linkages.”
Research has revealed that the current shortage of educators with adequate academic backgrounds and practical industry experience has also impacted the training programs.
“The infrastructure needed for education and training purposes in this service sector requires institutions to place a strong focus on designing classrooms and training spaces that promote experiential and interactive learning,” Dr Thao suggested.
“There is a need to create a contemporary simulated hotel environment and experience within the premises so that teaching and learning in this industry can be enhanced.”
Mr Thai Phuoc Vu, General Manager of Novotel Saigon Centre, shared some tips for effective training that can foster existing talent in the hospitality sector. He especially emphasised the human touch in training, which gives learners more inspiration to construct their knowledge.
“Hotel staff might have been excited about online learning when this training mode was first introduced. However, as they get used to this approach, their engagement in the virtual online learning space tends to decline. A more effective approach is to deliver check-in sessions where a line manager would sit down and discuss with each subordinate on a one-to-one basis,” Mr Vu suggested.
He also added: “When conducting training for hotel staff, it is necessary to focus on providing opportunities for staff, especially those at the supervisory and management levels, to share their practical experience, insights, and knowledge.
“Co-creation of knowledge is a very effective learning mode for hotel practitioners. Too formal and theoretical approaches in training might not work well in engaging these groups of professionals.”
Vietnam is one of the most collectivist countries in the world, according to Hofstede’s cultural dimensions. This gives an opportunity for developing informal mentoring programs, which have proven to be effective and add more value to the formal mentoring programs.
Dr Thao added that there is an essential need to have “a collective response” from three crucial stakeholders – government agencies, educational institutions, and industry – in addressing the quality issues of the hospitality and tourism education system in Vietnam.
“We need more systematic guidelines and support from the government and industry. Specifically, the government should build mechanisms that help establish and structure collaboration and communication between educational institutions and industry practitioners,” she said.
Meanwhile, Dr Ribeiro is confident that the industry is bouncing back quickly from COVID-19. He asked readers: “We will need more workers to meet the increasing demand, so the question that remains is, will we be able to train the right individuals for the job? This mission is probably feasible if we train people smartly and collaborate among the key stakeholders.”